Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tân Tổng thống Hàn Quốc theo đuổi chính sách vừa đối thoại vừa trừng phạt Triều Tiên

Kinhtedothi - Ngày 11/5, tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Sau cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ, ngày 11/5, tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phát ngôn viên của Tổng thống Hàn Quốc, Yoon Young-chan, cho biết trong cuộc điện đàm kéo dài 40 phút, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận cách thức cải thiện mối quan hệ Hàn - Trung và trao đổi một loạt vấn đề liên quan bán đảo Triều Tiên.
 Tổng thống mới của Hàn Quốc Moon Jae-in điện đàm với lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
Hai bên nhất trí nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm dịu tình hình căng thẳng trong khu vực, kêu gọi tất cả các nước liên quan cần hợp tác theo hướng này và phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên là mục tiêu chung của hai nước.
Mối quan hệ giữa Seoul và Bắc Kinh gần đây xấu đi sau khi Hàn Quốc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao của Mỹ (THAAD) nhằm đối phó với các nguy cơ từ tên lửa đạn đạo Triều Tiên.
Về vấn đề THAAD, ông Moon khẳng định đã “nhận thức rõ” về các mối quan ngại của Trung Quốc. Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi mở các cuộc hội đàm song phương để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về vấn đề này.
Ông Moon đề xuất gửi một phái đoàn sang Bắc Kinh để “thảo luận riêng vấn đề THAAD và vấn đề hạt nhân Triều Tiên”.
Cùng ngày, Tổng thống Moon cũng điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Hiện Nhật Bản và Hàn Quốc cùng xem Triều Tiên là một nguy cơ.
Tổng thống Moon ủng hộ giải pháp ngoại giao với Triều Tiên để đưa nước này ngồi vào bàn đàm phán về các tham vọng hạt nhân và tên lửa đạn đạo của họ. Theo phát ngôn viên Yoon Young-Chan, ông Moon cũng đã kêu gọi “đối thoại cùng với trừng phạt và gây áp lực” để Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Moon Jae-in cam kết sẽ dùng biện pháp đối thoại với Bình Nhưỡng để phi hạt nhân hóa, một khởi đầu hoàn toàn khác với cách giải quyết cứng rắn của chính phủ tiền nhiệm.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội phối hợp trao hỗ trợ xóa nhà tạm tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội phối hợp trao hỗ trợ xóa nhà tạm tại tỉnh Tuyên Quang

21 Jun, 09:42 AM

Kinhtedothi - Đoàn đại biểu Quốc hội các khóa thành phố Hà Nội do đồng Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã tổ chức trao kinh phí hỗ trợ Quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Tuyên Quang vào chiều 20/6.

Hà Nam: thảo luận Đề án hợp nhất cơ quan, đơn vị khối Đảng

Hà Nam: thảo luận Đề án hợp nhất cơ quan, đơn vị khối Đảng

20 Jun, 03:10 PM

Kinhtedothi - Sáng 20/6, tại Tỉnh ủy Hà Nam đã diễn ra hội nghị thảo luận Đề án hợp nhất cơ quan, đơn vị khối Đảng. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam Đinh Thị Lụa; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định Lê Quốc Chỉnh; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình Mai Văn Tuất đồng chủ trì hội nghị.

Đà Nẵng: điểm sáng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc

Đà Nẵng: điểm sáng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc

20 Jun, 01:21 PM

Kinhtedothi - Ngày 20/6, phường Hải Châu (quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) vinh dự được Bộ Công an và các ban, ngành Trung ương chọn là đơn vị tổ chức điểm cấp thành phố Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) năm 2025. Đây là một trong 30 địa phương tiêu biểu trên cả nước, đánh dấu sự lan tỏa mạnh mẽ của phong trào bảo vệ an ninh từ cơ sở.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ