Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tăng 3 tuần liên tiếp, giá xăng dầu lập đỉnh 3 năm qua

Hoàng Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhu cầu tiêu thụ bền vững, sự gián đoạn nguồn cung... đã dẫn đến lượng hàng tồn kho của Mỹ và thế giới giảm mạnh khiến giá dầu dự báo có tuần giao dịch tăng tiếp.

Chốt tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2021 được niêm yết trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 73,98 USD/thùng, tăng 0,93% và giá dầu Brent giao tháng 11/2021 đứng ở mức 78,04 USD/thùng, tăng 1,04%. Đây là mức tăng lên đỉnh trong gần 3 năm và ghi nhận tuần tăng thứ 3.
Ảnh minh họa.
Tại thị trường trong nước, giá xăng E5RON92 không cao hơn 20.716 đồng/lít, RON95-III 21.945 đồng/lít, dầu diesel 0.05S 16.586 đồng/lít, dầu hỏa 15.643 đồng/lít, dầu mazut 16.580 đồng/kg.
Các chuyên gia phân tích, từ giá dầu ngày 26/9 ghi nhận thị trường dầu thô sẽ tiếp tục được hỗ trợ mạnh trong thời gian tới nhờ các nhu cầu tiêu thụ khá bền vững.
Lộ trình mở cửa trở lại hoạt động kinh tế, các chuỗi cung ứng, sản xuất hàng hoá toàn cầu được đẩy mạnh, cũng như việc mùa Đông sắp tới tại các quốc gia châu Âu, châu Á… chính là cơ sở cho sự phục hồi này. Ngược lại, nguồn cung dầu thô lại đang phải đối diện với những rủi ro từ hoạt động khai thác như gián đoạn nguồn cung, lượng dầu rút ra từ các kho để đáp ứng nhu cầu lọc dầu. 
Mặc dù giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần nhưng tính chung trong tuần giao dịch, giá dầu thế giới vẫn có tuần giao dịch tăng liên tiếp.
Ghi nhận đầu giờ sáng ngày 21/9 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2021 đứng ở mức 70,67 USD/thùng, tăng 0,52 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 11/2021 đứng ở mức 74,40 USD/thùng, tăng 0,48 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm 0,62 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 20/9.
Giá dầu thế giới ngày 21/9 lấy lại đà tăng trong bối cảnh thị trường kỳ vọng nhu cầu dầu thô sẽ tăng mạnh trong thời gian tới nhờ nhu cầu năng lượng vào mùa Đông tăng cao.
Nguyên nhân là kỳ vọng vào sự phục hồi hoạt động sản xuất được thúc đẩy mạnh trong bối cảnh tình trạng khan hiếm hàng hoá đang diễn ra tại nhiều nền kinh tế và việc chính phủ các nước tiếp tục áp dụng các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng, phục hồi kinh tế.
Bước sang ngày 22/9, giá khí tăng cao, nguồn cung dầu bị thắt chặt, nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu tăng... khiến giá xăng dầu tiếp đà tăng nhẹ.
Đến ngày 24/9, giá xăng dầu vượt lên mức cao nhất 1 năm do đồng USD suy yếu, đặc biệt nhu cầu tiêu thụ dầu thô được kỳ vọng cải thiện mạnh khi các hoạt động du lịch từ EU...
Ngày 25/9, nhu cầu năng lượng cho sản xuất, tiêu dùng tăng cao, trong khi nguồn cung bị gián đoạn kéo dài khiến dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh,... là những nguyên nhân khiến giá xăng dầu tiếp đà tăng mạnh.
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu ngày 25/9 cũng bị hạn chế bởi lo ngại nguy cơ về một cuộc khủng hoảng y tế ở Afghannistan sẽ ảnh hưởng đến triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu, cùng dữ liệu kinh tế không mấy khả quan từ Đức.