Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tăng cạnh tranh bằng sự chuyên nghiệp

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, nhất là để bù đắp cho tình trạng thiếu hụt lao động và tình trạng "nhảy việc" kéo dài nhiều năm qua, các doanh nghiệp (DN) dệt may đã và đang tìm nhiều phương thức cải tiến quy trình sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.

Trong đó, sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) là phương thức được nhiều DN áp dụng. Tuy nhiên, dù là phương pháp đã có từ rất lâu trên thế giới nhưng việc triển khai Lean đối với ngành  dệt may Việt Nam còn gặp không ít rào cản.

Lean là hệ thống sản xuất tinh gọn giúp loại bỏ mọi thao tác thừa trong quá trình sản xuất, loại bỏ tối đa thời gian dừng máy, từ đó giúp giảm chi phí và rút ngắn thời gian sản xuất. Không ít DN dệt may trong nước đang chuyển mình mạnh mẽ nhờ áp dụng công nghệ này khi năng suất lao động tại nhiều đơn vị đã tăng từ 15 - 20%. Điển hình là Tổng Công ty May 10, May Hưng Yên, Tổng Công ty CP May Việt Tiến, Dệt may Hòa Thọ, Tổng Công ty CP May Nhà Bè… Riêng tại Tổng Công ty May 10, sau khi triển khai Lean,
Theo thống kê tại Việt Nam có khoảng 75% DN đang áp dụng quy trình Lean nhưng mới có 2% thành công, chứng tỏ dù một quy trình được coi là tối ưu nhưng nếu không được nghiên cứu và ứng dụng bài bản vào điều kiện cụ thể từng DN thì cũng chỉ như một phong trào.
năng suất lao động tăng tới 52%, tỷ lệ hàng lỗi giảm 8%, giảm 1 giờ làm/ngày, tăng thu nhập trên 10% và chi phí giảm 5 - 10%/năm.

Còn tại Tổng Công ty May Nhà Bè, sau khi triển khai Lean cho sản phẩm veston nam, năng suất toàn hệ thống tăng hơn 20%. Đặc biệt, công nhân được giảm 1 giờ làm/ngày, nghỉ chiều thứ Bảy và không bao giờ phải làm ca, kíp… Chia sẻ kinh nghiệm triển khai Lean, đại diện Tổng Công ty May Nhà Bè cho biết, không tốn thêm nhiều chi phí nếu đơn vị tự triển khai. Thực tế, DN chỉ tốn thêm 20 triệu đồng cho một dây chuyền sản xuất lớn 120 lao động. Trong khi đó, tiền công may của một dây chuyền này được tăng thêm 20.000 USD/tháng. Chi phí là không lớn và sẽ có hiệu quả ngay trong tháng triển khai đầu tiên.

Dù khẳng định tính vượt trội của Lean trong thúc đẩy tăng trưởng sản xuất - kinh doanh, song hầu hết những người đứng đầu các DN dệt may thừa nhận, việc triển khai không hề đơn giản. Khó khăn đầu tiên là thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý tại các bộ phận trong DN. Do cán bộ quản lý sản xuất ở nhiều nơi trong quá trình làm việc đã quen với phương pháp cũ nên việc thay đổi mô hình mới gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, đây là mô hình quản lý "động", nên cần áp dụng khác nhau tại mỗi DN, không nên rập khuôn. DN cần hiểu đâu là giá trị thực sự từ sản phẩm được khách hàng sẵn sàng trả tiền… từ đó sẽ biết cách loại bỏ những hoạt động làm phát sinh chi phí không cần thiết…

Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 Nguyễn Thị Thanh Huyền chia sẻ: Áp dụng Lean là quá trình lâu dài, có thể nhiều lần thất bại song người đứng đầu DN phải kiên trì, không được bỏ cuộc. Hơn nữa, DN không chỉ cần đến bàn tay của người lao động mà còn cần đến trí tuệ và trái tim họ. "Chỉ khi ý chí thông suốt từ trên xuống, Lean mới có thể triển khai hiệu quả" - bà Huyền khẳng định.