Tăng cường hợp tác đầu tư về dệt may giữa Việt Nam-Hàn Quốc

Ngày 24/8, Liên đoàn Công nghiệp Dệt may Hàn Quốc (KOFOTI) cho biết đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác của ngành dệt may hai nước.
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, lễ ký kết giữa hai tổ chức diễn ra trong khuôn khổ sự kiện triển lãm dệt may "Preview in Seoul (PIS) 2023" tại Seoul.
Lễ ký kết có sự tham dự của ông Choi Byung-oh, Chủ tịch Tập đoàn Thời trang Hyungji kiêm Chủ tịch KOFOTI và ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS.
Tại buổi lễ ký kết, Chủ tịch KOFOTI nhấn mạnh Hàn Quốc và Việt Nam là đối tác tin cậy trong sản xuất, gia công và xuất khẩu dệt may trong 30 năm qua. Với việc 2 bên ký kết MOU lần này, phía Hàn Quốc hy vọng rằng mối quan hệ đối tác chiến lược trong ngành dệt may và thời trang của hai nước sẽ được tăng cường hơn nữa, đặc biệt là về các vấn đề phát triển bền vững, chuyển đổi kỹ thuật số và chuỗi cung ứng.
Một quan chức của KOFOTI cũng cho hay: "Việt Nam giữ vị trí số 1 về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may của doanh nghiệp Hàn Quốc và là quốc gia trọng điểm trong thương mại các sản phẩm dệt may và thời trang của chúng tôi.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam và sự quan tâm của giới trẻ đối với văn hóa Hàn Quốc không ngừng tăng lên nên kỳ vọng Biên bản ghi nhớ này sẽ giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc tiến sâu vào thị trường nội địa Việt Nam cũng như môi trường đầu tư trong tương lai sẽ tiếp tục được cải thiện hơn."
Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang cũng cho biết: "Với Biên bản ghi nhớ này, chúng tôi không chỉ có thể mở rộng trao đổi thông tin công nghiệp giữa KOFOTI và VITAS mà còn có thể trao đổi thông tin và công nghệ đổi mới với các công ty dệt may Hàn Quốc tại Việt Nam, hợp tác tận dụng FTA và thu hút đầu tư"./.

Phủ “xanh” da giầy, dệt may để chặn đà lao dốc xuất khẩu
Hiện nay, kinh tế xanh và tuần hoàn là xu hướng tất yếu mang tính toàn cầu. Thế nên giải pháp tốt và nhanh nhất là ngành dệt may, da giày của Việt Nam liên kết với các đối tác cung cấp dịch vụ hỗ trợ để dễ dàng và nhanh chóng đạt được các tiêu chuẩn của thị trường...

Dệt may xoay xở, tìm cách trụ trong khó khăn
Kinhtedothi - Khó khăn về đơn hàng buộc các doanh nghiệp tìm cách xoay xở với những chiến lược hợp lý để giữ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Cùng với đó, nhận đơn hàng nhỏ lẻ, số hóa, đầu tư nhân lực cao...

Những yếu tố giúp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới
Trang fibre2fashion.com nhận định xuất khẩu dệt may của Việt Nam thành công bởi các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, nền kinh tế mở, chi phí lao động thấp, thương mại xuyên biên giới ổn định.