Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị… là những vấn đề nằm trong chương trình hành động của tỉnh Kiên Giang khi thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội
Theo đó, khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và văn hóa phi vật thể. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, gắn với thị trường xuất khẩu lao động và xu hướng dịch chuyển lao động trong nông nghiệp.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động, đảm bảo thích ứng với điều kiện sản xuất mới, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Kiên Giang; rà soát, sắp xếp các trường cao đẳng, dạy nghề, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chú trọng các ngành khoa học về y tế, kỹ thuật, công nghệ và kinh tế số.
Kết hợp phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội; lồng ghép các nguồn lực thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia. Phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh công tác thông tin, phân tích, dự báo cung - cầu lao động, kết nối hệ thống thông tin thị trường lao động giữa tỉnh với các tỉnh vùng ĐBSCL, vùng Đông Nam Bộ và cả nước.
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, nhất là chính sách ưu đãi người có công, giảm nghèo, trợ giúp xã hội; Tăng cường chăm sóc sức khỏe Nhân dân với hệ thống y tế chất lượng, tiếp cận được dịch vụ kỹ thuật cao, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế mở rộng.
Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo; hỗ trợ, khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, dịch vụ; vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh
Tăng cường quốc phòng, an ninh kết hợp với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo các quy hoạch, đề án, kế hoạch có tính khả thi cao, gắn với bảo đảm an ninh kinh tế trong tình hình mới, đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong mọi tình huống.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; Kết luận số 10-KL/TW, ngày 08/7/2021 của Bộ Chính trị về tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội trên hướng chiến lược Tây Nam của Tổ quốc.
Thực hiện hiệu quả Đề án bảo đảm quốc phòng giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân.
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Chủ động phát hiện, tấn công, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm liên quan đến hoạt động băng, nhóm, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm kinh tế,...; Xây dựng, củng cố thế trận khu vực phòng thủ trên đất liền, biển, hải đảo gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, kết hợp bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư trên địa bàn theo quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của từng địa phương; xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các tỉnh giáp ranh của Vương quốc Campuchia, các nước trong khu vực liên quan đến vùng biển Tây Nam; thực hiện phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền.
Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị
Tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành T.Ư khóa XIII, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII.
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng, nhất là năng lực cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng.
Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và trình độ, năng lực công tác, chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, siết chặt kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18 và 19-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số, đô thị thông minh…
Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, mở rộng sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, đoàn thể chính trị - xã hội; nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Duy trì, mở rộng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh giáp biên giới thuộc Vương quốc Campuchia.