Tăng cường vai trò của DN, người tiêu dùng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Để có thể ngăn chặn được hàng giả, hàng nhái, bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức...

Kinhtedothi - Để có thể ngăn chặn được hàng giả, hàng nhái, bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng thì rất cần sự tham gia của DN và người tiêu dùng (NTD) - đó là ý kiến chung của các khách mời tại buổi giao lưu trực tuyến "Các giải pháp chống hàng giả, hàng nhái" do báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sáng 5/12.

Doanh nghiệp chưa vào cuộc

Từ đầu năm đến nay, qua kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đã phát hiện, thu giữ hơn 1.000 vụ sản xuất, vận chuyển hàng giả có số lượng lớn. Nhưng thực tế cho thấy, hàng giả đang lưu hành trên thị trường một phần do các "lò" gia công tại Việt Nam chế tác lại, một phần được sản xuất ở nước ngoài rồi đưa về Việt Nam tiêu thụ.

 
Để có thể ngăn chặn được hàng giả, hàng nhái, bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng thì rất cần sự tham gia của DN và người tiêu dùng (NTD) - đó là ý kiến chung của các khách mời tại buổi giao lưu trực tuyến "Các giải pháp chống hàng giả, hàng nhái" do báo Kinh tế & Đô thị tổ chức
Buổi giao lưu trực tuyến chống hàng giả, hàng nhái tại báo Kinh tế & Đô thị sáng 5 /12. Ảnh:  Thanh Hải
Ông Nguyễn Công San - Phó Chi cục trưởng QLTT Hà Nội cho biết: Hàng giả ngoài việc giả nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ và giả về chất lượng, thì gần đây còn xuất hiện giả về thông tin ghi trên bao bì, nhãn hàng hóa như giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác, giả mạo về nguồn gốc xuất xứ.
Muốn chống được hàng giả, bên cạnh việc các cơ quan chức năng đẩy mạnh hoạt động ngăn chặn hàng giả, thì chính bản thân DN cũng phải tích cực phối hợp cùng để ngăn chặn tình trạng này.
Đồng thời, một số đối tượng lợi dụng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã đặt hàng từ Trung Quốc giả làm hàng trong nước sản xuất, để tiêu thụ tại thị trường nội địa. Thời gian qua, lực lượng QLTT Hà Nội đã thu giữ một lượng lớn bánh kẹo do Trung Quốc sản xuất nhưng ghi sản xuất tại huyện Hoài Đức; bóng đèn sản xuất tại Trung Quốc nhưng ghi nhãn mác bóng đèn Rạng Đông của Việt Nam… Điều này, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín, danh tiếng sản phẩm thật, gây thiệt hại cho NTD.Mặc dù hàng giả ảnh hưởng đến quyền lợi NTD và chính bản thân DN, thế nhưng, điều đáng lo ngại, nhiều DN Việt Nam lại né tránh việc bảo vệ quyền lợi. Điều đó dẫn đến tình trạng khi lực lượng QLTT phát hiện hàng hóa không rõ nguồn gốc, đề nghị DN xác nhận đó là hàng giả, nhưng DN lại từ chối hợp tác. Nguyên nhân mà những DN này đưa ra là do lo ngại các đối tượng làm hàng giả có thể khắc phục làm cho hàng giả ngày càng tinh vi hơn. Bên cạnh đó, một bộ phận NTD có tâm lý dùng hàng nhái nhãn mác các thương hiệu nổi tiếng nên chấp nhận sử dụng hàng giả. Cùng với đó, do điều kiện kinh tế khó khăn, NTD còn có thói quen lựa chọn mặt hàng có mức giá rẻ hơn để sử dụng mà không biết đó là hàng thật hay hàng giả.

Đẩy mạnh phối hợp

Tại buổi giao lưu, luật sư Phạm Đức Thảo (đoàn Luật sư TP Hà Nội) khẳng định, việc DN tăng cường phối hợp với lực lượng QLTT trong việc chống hàng giả rất quan trọng. Vì là chủ của nhãn hiệu hàng hóa, nên DN dễ phát hiện và nhận diện hàng giả, qua đó giảm bớt khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát. Điều này không chỉ góp phần đem lại lợi ích cho DN mà còn khẳng định trách nhiệm của DN đối với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chính bản thân NTD cũng phải thay đổi tâm lý sử dụng hàng giả, nhái nhãn mác bởi trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngoài những quy định về quyền lợi còn nêu rõ nghĩa vụ trong việc chống hàng giả, hàng nhái, nhằm đảm bảo quyền lợi.

Để công tác phòng chống hàng giả trên địa bàn Hà Nội đạt hiệu quả, nhất là trong những tháng cuối năm, thời gian tới, lực lượng QLTT Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng chính sách của Nhà nước để trà trộn hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, đưa vào tiêu thụ tại các Hội chợ tiêu dùng, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa phục vụ người tiêu dùng trong dịp cuối năm 2014. Đồng thời, cử cán bộ thường xuyên kiểm soát không để tình trạng bày bán công khai hàng giả, hàng kém chất lượng tại các quận, huyện có tổ chức Hội chợ Xuân Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội đầu năm 2015. Trong đó đặc biệt lưu ý các trung tâm thương mại, siêu thị, các kho tàng, bến bãi, các làng nghề, cơ sở in ấn bao bì nhãn mác... nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Để có thể hỗ trợ lực lượng QLTT trong việc ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trong thời gian tới, cơ quan quản lý nên thống nhất quy định như thế nào là hàng giả, hàng nhái và sớm có nghị định xử phạt vi phạm hành chính đối với việc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái. "Tuy nhiên, để việc chống hàng giả thực sự hữu hiệu đòi hỏi các lực lượng chức năng chủ động phối hợp với DN, hiệp hội trong việc trao đổi thông tin kiểm soát chất lượng hàng hóa" - Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng VHC của hệ thống siêu thị điện máy HC Nghiêm Hoài Nam đề nghị.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần