Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tăng mức xử phạt vi phạm trật tự ATGT Đường thủy nội địa

KTĐT - Từ 15/9 tới đây, Nghị định 60/2011/NĐ-CP có hiệu lực và thay thế Nghị định 09/2005/NĐ-CP và Nghị định 156/2007/NĐ-CP quy định về xử phạt trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ, theo đó các mức xử phạt được nâng lên nhằm tăng sức răn đe, ngăn ngừa các vi phạm trong lĩnh vực này.

Nâng mức phạt

Phương tiện thủy nội địa nếu không trang bị một trong các loại thiết bị an toàn như: dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, neo đậu, liên kết phương tiện theo quy định sẽ bị phạt hành chính từ 200 ngàn đồng đến 2 triệu đồng, chưa kể phải áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả.

Một số các hành vi vi phạm như xây dựng công trình trong phạm vi luồng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền; khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác trong phạm vi luồng, phạm vi bảo vệ công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ mà không có giấy phép hoặc sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000-100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Kẻ, gắn số đăng ký của phương tiện không đúng quy định; số đăng ký, gắn trên phương tiện bị mờ hoặc bị che khuất; đưa phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người vào hoạt động mà không bảo đảm an toàn theo quy định (quy định cũ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000-50.000 đồng).

Điểm mới của Nghị định 60 là Chính phủ quy định mức phạt cụ thể đối với hành vi chở vượt quá sức chở người của phương tiện vận tải hành khách ngang sông.

Cụ thể, phạt tiền từ 10.000-20.000 đồng trên mỗi người chở vượt quá số người được phép chở; nếu chở vượt đến 20% số người được phép chở, phạt tiền từ 20.000-30.000 đồng trên mỗi người chở vượt quá số người được phép chở, nếu chở vượt trên 20%-30% số người được phép chở, phạt tiền từ 30.000-50.000 đồng trên mỗi người chở vượt quá số người được phép chở; nếu chở vượt trên 50% số người được phép chở.

Phạt tiền từ 3- 5 lần giá vé trên mỗi hành khách chở vượt quá số người được phép chở đối với phương tiện vận tải hành khách theo tuyến cố định, phương tiện vận chuyển hành khách du lịch. Phạt tiền 1% giá trị hợp đồng trên mỗi hành khách chở vượt quá số người được phép chở đối với phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng.

Bên cạnh đó, đối với các hành vi sử dụng CCCM, đăng ký, đăng kiểm giả, không có giấy phép khai thác cát, sỏi, hoặc khai thác cát trong luồng chạy tàu, không có chứng chỉ chuyên môn hợp lệ... đều bị xử phạt theo các mức từ 100 ngàn đến 30 triệu đồng.

Đồng thời, Nghị định 60 cũng đưa ra các mức phạt rất cao đối với các cơ sở đào tạo, cơ sở cải tạo hoán cải phương tiện từ 3 triệu cho đến 15 triệu đồng nếu hoán cải không đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt hoặc cơ sở đào tạo mở lớp nếu chưa được cấp giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Tăng thẩm quyền

Nghị định 60 cũng quy định trách nhiệm của chính quyền địa phương nếu để xảy ra TNGT trên địa bàn quản lý cũng như tăng thẩm quyền xử phạt nhằm tăng cường trách nhiệm trong công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa.

 

Phạt tiền từ 500 ngàn - 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như: Không bảo vệ hoặc làm thay đổi dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn; trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn; gây mất trật tự, cản trở việc cứu nạn, xử lý tai nạn; lợi dụng tai nạn xảy ra để xâm phạm tài sản, phương tiện bị nạn (quy định cũ phạt từ 200-500 ngàn đồng).

Đối với hành vi gây tai nạn mà bỏ trốn sẽ phạt tiền từ 3-5 triệu đồng (quy định cũ phạt từ 2-3 triệu đồng). Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi này là tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn từ 3 tháng đến 6 tháng.

Thẩm quyền xử phạt cũng được mở rộng: Chủ tịch UBND xã, Trưởng công an xã, chiến sỹ CAND, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển được phạt từ cảnh cáo đến 2 triệu đồng; Chủ tịch UBND huyện, công an huyện, giám đốc cảng vụ, chỉ huy trưởng hải đội biên phòng được phạt từ cảnh cáo đến mức 30 triệu đồng; Chủ tịch UBND tỉnh, giám đốc công an tỉnh, chánh thanh tra Bộ GTVT, các cục trưởng Cục ĐTNĐ, Cảnh sát Đường thủy, Cảnh sát biển... được xử phạt đến 40 triệu đồng và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mục tiêu lớn với nhiều khó khăn, thách thức

Mục tiêu lớn với nhiều khó khăn, thách thức

14 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó có yêu cầu Hà Nội thực hiện một lộ trình cụ thể nhằm hạn chế xe máy xăng theo từng giai đoạn. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là lộ trình rất khó khăn đối với Nhân dân và chính quyền TP.

Nghệ An: trục vớt ô tô lao xuống sông sau va chạm với hai xe máy

Nghệ An: trục vớt ô tô lao xuống sông sau va chạm với hai xe máy

13 Jul, 07:31 PM

Kinhtedothi - Khoảng 16 giờ ngày 13/7, trên quốc lộ 46A đoạn qua địa phận xã Vạn An (Nghệ An) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô 4 chỗ và hai xe máy. Hậu quả, chiếc ô tô đâm vào lan can cầu và lao xuống kênh nước, hai xe máy hư hỏng nặng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ