| Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn. |
|
Giải pháp có nhưng chưa đủThưa ông, nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách mới đây chỉ ra, NSLĐ của Việt Nam tăng thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân, tương ứng là 4,4% và 5,8%. Tại sao tiền lương tối thiểu của Việt Nam lại quá chênh lệch so với NSLĐ?- Chúng ta điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng khác biệt so với các nước để đảm bảo cho người lao động (NLĐ) đủ sống. Như vậy, tính hiệu quả chung của toàn xã hội không cao. Câu chuyện về lương cần giải quyết đó là, phải đảm bảo đủ sống cho NLĐ. Tuy nhiên, bản chất ở đây, NSLĐ của Việt Nam quá thấp. Bên cạnh trách nhiệm của NLĐ, người quản lý DN cũng đóng vai trò chính. Nghĩa là, trong thời gian dài, DN không chú ý đến việc cải thiện NSLĐ. Dù DN không muốn tăng lương, nhưng về lâu dài, nó lại thúc đẩy DN sử dụng lao động hiệu quả và cải thiện tăng NSLĐ. Không nên ngồi tranh cãi cao hay thấp, mà DN và NLĐ cần tìm giải pháp để đi đến một đích chung, là tăng thu nhập và tăng NSLĐ.
Tổ chức lại sản xuấtĐể tăng NSLĐ trong thời đại công nghiệp 4.0, nhiều ý kiến cho rằng DN nên đầu tư mua robot?- Việc này bản thân mỗi DN sẽ có tính toán khi xem xét đầu tư mua sắm thiết bị máy móc robot tốn kém, nhưng có thực sự mang lại hiệu quả hay không. Có những việc robot làm được, nhưng có những việc cần bàn tay, khối óc con người. Đối với Việt Nam, tăng NSLĐ nhưng vẫn phải bảo đảm làm sao cho NLĐ có việc làm. Còn tăng NSLĐ mà NLĐ thất nghiệp thì điều đó vô nghĩa. Tôi nghĩ, quá trình thực hiện công nghiệp 4.0 của Việt Nam không thể vội vàng được.
Vậy, đối với các DN nhỏ và vừa, giải pháp để tăng NSLĐ trong thời gian tới là gì?- Rất nhiều DN có cách tổ chức sản xuất cực kỳ yếu kém, nếu không muốn nói là phần lớn. Nếu các DN không tổ chức lại sản xuất, loại bỏ những công nghệ không hiệu quả, có thể tăng năng suất từ 15 – 20%, thậm chí nhiều hơn nữa. Đối với DN nhỏ và vừa, điều đầu tiên phải cải tiến cách tổ chức, bố trí lại sản xuất để đảm bảo hiệu quả. Thứ hai, tập trung vào các hoạt động nghiên cứu để đổi mới quá trình sản xuất, chọn ra những sản phẩm có giá trị cao. Nếu các DN không quan tâm đầu tư thì việc sản xuất vẫn sẽ ở mức ì ạch như hiện nay.
Theo quy định, từ ngày 1/1/2018, việc đóng bảo hiểm xã hội dựa trên thu nhập đang khiến nhiều DN lo lắng bởi phải tăng chi phí đầu vào, ông nghĩ gì về điều này?- Trước mắt, DN và NLĐ có khó khăn. Nhưng, phải nhìn về lâu dài, việc đóng bảo hiểm xã hội theo thu nhập nhằm bảo đảm cuộc sống sau này đối với NLĐ. Bởi vậy, cả DN muốn đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, để NLĐ gắn bó lâu dài với mình phải chấp nhận điều này.
Xin cảm ơn ông!