Tạo khung pháp lý để bảo tồn di sản văn hóa khi sửa Luật Thủ đô

Hồng Thái
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 4/10, Bộ Tư pháp và UBND TP Hà Nội đã phối hợp tổ chức hội thảo “Phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đô”, nhằm đề xuất chính sách cho sửa đổi Luật Thủ đô.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, nhiệm vụ xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) hiện đang được TP Hà Nội tích cực chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp triển khai thực hiện
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, nhiệm vụ xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) hiện đang được TP Hà Nội tích cực chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp triển khai thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn và Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến đồng chủ trì hội thảo.

Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tiêu biểu

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, nhiệm vụ xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) hiện đang được TP Hà Nội tích cực chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp triển khai thực hiện. Trong các chính sách đề xuất đưa vào Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này, chính sách về phát triển văn hóa, giáo dục của Thủ đô chiếm vai trò hết sức quan trọng.

Báo cáo tại hội thảo, Trưởng phòng Quản lý di sản (Sở VH&TT Hà Nội) Phạm Thị Lan Anh cho biết, phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội. TP luôn xác định, coi trọng phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là trung tâm trong chính sách phát triển bền vững của Thủ đô.

Trưởng phòng Quản lý di sản (Sở VH&TT Hà Nội) Phạm Thị Lan Anh cho biết, phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội
Trưởng phòng Quản lý di sản (Sở VH&TT Hà Nội) Phạm Thị Lan Anh cho biết, phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội

Thủ đô Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước trở thành thành viên mạng lưới các “TP sáng tạo” của UNESCO. Với số lượng di tích đứng đầu cả nước, gồm 5.922 di tích các loại, trong đó có 5 di sản thế giới, TP đã triển khai và đạt được một số kết quả tích cực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Thủ đô...

Bên cạnh những thành tựu đạt được, phát triển văn hóa và con người Hà Nội chưa xứng tầm với vai trò, vị thế của Thủ đô. Việc bảo tồn, khai thác, phát huy vai trò của văn hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập chưa tương xứng với các tiềm năng, thế mạnh, bề dày văn hóa lịch sử Thủ đô. Một số di sản, giá trị văn hóa tinh thần người Hà Nội đang dần bị mai một. Hệ thống thiết chế văn hóa cả ở cấp TP và cơ sở còn thiếu, chưa đồng bộ; hiệu quả sử dụng chưa cao…

Bảo tồn di sản, phát triển công nghiệp văn hóa

Góp ý, thảo luận tại hội thảo, PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia đề xuất, Luật Thủ đô cần tạo ra khung pháp lý cho việc hoạch định các chính sách đặc thù đầu tư cho phát triển văn hoá và bảo tồn di sản văn hoá ở một số mặt hoạt động. Trong đó, vấn đề sở hữu về đất đai thuộc di tích cần được cụ thể, rõ ràng. Các di tích thuộc sở hữu của dòng họ, hay các di tích là thiết chế tôn giáo tín ngưỡng sau khi được xếp hạng thì sổ đỏ - quyền sử dụng đất sẽ do ai đứng tên?

PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia đề xuất, Luật Thủ đô cần tạo ra khung pháp lý cho việc hoạch định các chính sách đặc thù đầu tư cho phát triển văn hoá và bảo tồn di sản văn hoá...
PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia đề xuất, Luật Thủ đô cần tạo ra khung pháp lý cho việc hoạch định các chính sách đặc thù đầu tư cho phát triển văn hoá và bảo tồn di sản văn hoá...

Về mặt văn hoá và di sản văn hoá, Hà Nội có nhiều đặc thù và lợi thế về tiềm năng cho phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, mà phần lớn các tài nguyên và lợi thế của Hà Nội lại hội tụ trong di sản văn hoá làng, trong các làng nghề và phố nghề. Đó là các khu vực đông đặc các di sản văn hoá đang chịu áp lực rất lớn của quá trình đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới. Từ thực tế của Hà Nội, phải chăng chúng ta cần xem xét vấn đề đầu tư cho phát triển văn hoá và bảo tồn di sản văn hoá trong chương trình mục tiêu quốc gia về “Đại chấn hưng văn hoá Việt Nam”.

Ngoài ra, hệ thống sông, hồ của Hà Nội là những yếu tố quan trọng tạo nên sức sống đặc thù ở Thủ đô. Đã đến lúc chúng ta phải có cơ chế chính sách đặc thù làm sống lại, thức tỉnh các chức năng, thế mạnh của sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu và sông Nhuệ để tạo lập những cảnh quan sinh thái điển hình dọc theo đôi bờ các dòng sông lớn.

"Với tư cách là thành viên trong hệ thống các TP sáng tạo của UNESCO, Hà Nội cần đầu tư nhiều hơn nữa cho việc phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, trong đó có ưu tiên cho phát triển du lịch văn hoá, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng trên nền tảng “kinh tế nông nghiệp” ở các vùng quê ở ngoại ô. Đặc biệt là tạo lập các không gian sáng tạo cho phát triển văn hoá..." - PGS.TS Đặng Văn Bài nêu quan điểm.

Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học phát huy trách nhiệm, tiếp tục đóng góp ý kiến, giúp Thủ đô ngày càng phát triển
Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học phát huy trách nhiệm, tiếp tục đóng góp ý kiến, giúp Thủ đô ngày càng phát triển

Trong khi đó, TS Lê Thị Minh Lý - Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hoá Việt Nam cho rằng, di sản văn hoá là nguồn vốn, là tài nguyên, là chất liệu, là đề tài, là nguồn cảm hứng, là chủ thể… cho các ngành công nghiệp văn hoá. Để phát triển công nghiệp văn hoá, Hà Nội có nhiều điểm mạnh: Di sản văn hoá vừa giàu có, vừa đa dạng trên địa bàn Hà Nội là một nguồn lực vô cùng lớn, quan trọng. Hà Nội là nơi tập trung nhiều người tài giỏi, sáng tạo, đặc biệt là nhiều nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể. Lịch sử cho thấy, Hà Nội là vùng đất hội nhập và hội tụ những giá trị văn hoá, được ghi danh là thành phố sáng tạo; và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, là miền đất,  thị trường lý tưởng để phát triển các ngành công nghiệp văn hoá...

Phát biểu kết luận, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến đánh giá cao các ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học. Các ý kiến đều tâm huyết, trách nhiệm, thể hiện tình cảm với Hà Nội. “Chúng ta phải xây dựng Thủ đô ngày càng đậm đà bản sắc, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội - Xứ Đoài; bắt nhịp với quốc tế. Do đó, chúng tôi cũng mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học phát huy trách nhiệm của mình, vì Hà Nội - trái tim của cả nước, tiếp tục đóng góp ý kiến, giúp Thủ đô ngày càng phát triển” - ông Nguyễn Hồng Tuyến nhấn mạnh.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần