70 năm giải phóng Thủ đô

Tập đoàn Dệt may Việt Nam được bổ sung ngành nghề kinh doanh

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý bổ sung ngành nghề kinh doanh khai thác và quản lý chợ cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

KTĐT -  Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý bổ sung ngành nghề kinh doanh khai thác và quản lý chợ cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Hiện nay, các nhiệm vụ chính của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) bao gồm: Ðầu tư, sản xuất, cung cấp, phân phối, nhập khẩu xuất khẩu trên lĩnh vực dệt may. Thành lập liên doanh và hợp đồng thương mại với các công ty trong và ngoài nước; Phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, cũng như thâm nhập các thị trường tiềm năng; Nghiên cứu, chỉ đạo và áp dụng công nghệ phát triển mới nhất, cải tiến thiết bị theo chiến lược phát triển; Ðào tạo và mở các lớp chuyên sâu cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cũng như đào tạo tay nghề cho công nhân.

Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu như: công nghiệp dệt may; sản xuất, kinh doanh nguyên liệu bông xơ, nguyên phụ liệu, bao bì cho sản xuất và chế biến bông; xuất nhập khẩu và kinh doanh thương mại; kinh doanh bán lẻ các sản phẩm dệt may và các sản phẩm tiêu dùng khác; đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và đô thị...

Vinatex đã mở rộng quan hệ thương mại được với hơn 400 công ty tại 65 nước và khu vực khác nhau. Vinatex có kế hoạch tăng trưởng đầu tư nhằm mục đích đạt sản lượng 455 đến 555 triệu mét vải các loại và 100 triệu sản phẩm dệt kim, từ 190 đến 250 triệu sản phẩm may khác nhau vào năm 2005 và 2010.

* Về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, đề xuất biện pháp cần thiết để thật sự nâng cao năng lực và hiệu quả của Ban Chỉ đạo trong thời kỳ tới, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2009.