Nhân viên bán hàng bám trụ phục vụ nhân dân
Thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ và Bộ Công Thương, các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ đang ngày đêm dốc toàn lực để sản xuất, cung cấp đầy đủ và thường xuyên hàng hóa nhu yếu phẩm, đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi cung ứng. Vượt qua mọi khó khăn trong vận tải hàng hoá ra vào tỉnh, thành phố nhiều lái xe đã làm việc ngày đêm để đưa hàng hóa vào phục vụ người dân TP dù lái xe phải có giấy xét nghiệm âm tính (chỉ có giá trị trong 3 ngày).
Đặc biệt, đội ngũ nhân viên bán hàng tại các siêu thị, cửa hàng như VinMart, VinMart+ vẫn ngày đêm bám trụ để phục vụ nhu cầu hàng hóa thiết yếu cho người dân trong bất cứ hoàn cảnh nào. Có thể nói họ là một trong nhiều lực lượng đang ở tuyến đầu chống dịch. Chị Nguyễn Thị Tuyết - Nhân viên ngành hàng Siêu thị VinMart Times City cho biết, mỗi ngày tôi và đồng nghiệp tiếp xúc từ 4.000 - 5.000 khách hàng. Đi làm lúc dịch bệnh phức tạp, bản thân và gia đình luôn thường trực nỗi lo lắng về nguy cơ lây nhiễm bệnh. Nhưng để đảm bảo mục tiêu kinh doanh không chỉ của cả công ty, cũng như đáp ứng nhu cầu hàng hóa rất cấp thiết cho người dân trong giai đoạn hiện nay, tôi và các đồng nghiệp đã gạt những nỗi lo sang 1 bên để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Trong khi đó, chị Nguyễn Xuân Quỳnh - nhân viên thu ngân siêu thị VinMart Times City cho rằng: “Dù thực hiện nghiêm ngặt nhiều biện pháp chống dịch theo chỉ thị của Bộ Y tế và theo quy định của công ty, nhưng tôi và nhiều đồng nghiệp vẫn luôn mong mỏi được tiêm vaccine phòng dịch Covid-19 sớm để đảm bảo sức khỏe, yên tâm phục vụ khách hàng, đảm bảo không gian mua sắm an toàn cho người dân”.
Tâm sự, được tiêm vaccine của chị Tuyết, chị Quỳnh cũng là mong muốn cho hàng ngàn, hàng vạn nhân viên bán hàng, lái xe của các DN dịch vụ đang ''căng mình'' phục vụ nhân dân có đủ nhu yếu phẩm thiết yếu để chống dịch. Tuy nhiên, vào ngày 8/7/2021 vừa qua Bộ Y tế đã có Quyết định số 3355/QĐ-BYT về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 năm 2021- 2022. Theo đó, các nhân viên làm việc ở tuyến đầu, thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng hàng hóa thiết yếu lại không được đưa vào nhóm được ưu tiên vaccine. Điều này đã gây tâm lý lo lắng cho đội ngũ nhân viên, các doanh nghiệp bán lẻ… trong đó có Tập đoàn Masan .
“Lỗ hổng” trong phòng, chống dịch
Tập đoàn Masan có 30 nhà máy, trong đó có các tổ hợp chế biến thực phẩm, đặt tại hàng chục tỉnh, thành trên cả nước. Hệ thống bán lẻ hiện đại VinMart, VinMart+ của Tập đoàn Masan có gần 2.500 điểm bán lẻ phủ rộng trên cả nước với hơn 22.000 nhân viên bán lẻ. Tổng cộng, Tập đoàn Masan có gần 40.000 nhân viên. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 6.500 nhân viên được tiêm vaccine.
Theo Quyết định 3355/QĐ-BYT của Bộ Y tế, nhóm nhân viên ngành bán lẻ và sản xuất hàng tiêu dùng nhu yếu phẩm không nằm trong nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu. Điều này gây nên sự bất cập và có thể là “lỗ hổng” trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Theo Phó Tổng giám đốc VinCommerce (thuộc Tập đoàn Masan ) Nguyễn Thị Phương, người lao động trong lĩnh vực bán lẻ tiếp xúc cao với các nguy cơ lây nhiễm khi hàng ngày giao tiếp hàng trăm lượt khách. Họ lo lắng cho an toàn sức khoẻ và có xu hướng xin nghỉ việc nếu không được tiêm vaccine. Do đó, Tập đoàn Masan kiến nghị Bộ Y tế bổ sung nhân viên bán lẻ và sản xuất nhu yếu phẩm vào đối tượng tiêm chủng, đồng thời mong muốn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo các tỉnh, thành cho nhóm đối tượng này.
Phó Tổng giám đốc VinCommerce Nguyễn Thị Phương chia sẻ thêm: "Giai đoạn dịch diễn biến căng thẳng, là hệ thống bán lẻ có quy mô hơn 2.500 siêu thị cửa hàng VinMart/VinMart+ trên toàn quốc, chúng tôi gặp không ít khó khăn trong việc đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa đến người dân.
Điển hình là thời gian gần đây, xe chở hàng di chuyển giữa các vùng dịch, đang thực hiện giãn cách xã hội yêu cầu tài xế phải có xét nghiệm âm tính với Covid-19 thời hạn trong 3 ngày. Trong khi đó, mất rất nhiều thời gian để làm lại xét nghiệm mới.
Thêm vào đó, các nhân viên bán hàng tại siêu thị, cửa hàng mang tâm lý hoang mang khi dịch diễn biến phức tạp. Đây là lực lượng có nguy cơ lây nhiễm cao do hàng ngày phải tiếp xúc với khách hàng. Từ đầu năm, tỷ lệ nhân viên bán hàng xin nghỉ do lo sợ dịch bệnh khiến chúng tôi gặp khó khăn trong việc huy động nhân sự".
Ngoài hệ thống bán lẻ VinMart/VinMart+, Masan còn có hơn 30 nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu như mì, nước mắm, thịt, nông sản... trải dọc cả nước. Đội ngũ công nhân làm việc tại các nhà máy cũng có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao do tập trung đông người.
Ngoài việc thực hiện nghiêm 5K, cùng các tuyến phòng dịch của riêng hệ thống, từ đầu năm nay, đặc biệt là từ đầu tháng 6, Tập đoàn Masan đã 2 lần gửi công văn đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương và các tỉnh thành đề nghị đưa nhân viên bán lẻ, công nhân sản xuất hàng thiết yếu vào đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19 sớm. Điều này sẽ góp phần đảm bảo chuỗi cung ứng và tạo điều kiện cho chúng tôi phục vụ người dân tốt hơn.
"Nhưng đến nay mới chỉ 6.500 trong tổng số 40.000 nhân viên Tập đoàn Masan được tiêm vaccine. Chúng tôi tiếp tục khẩn thiết đề xuất cho đội ngũ nhân viên còn lại được tiêm vaccine sớm. Đây là lá chắn quan trọng đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu không bị đứt gẫy", bà Nguyễn Thị Phương nói.
Hiện tại như với siêu thị VinMart Times City có số lượng nhân sự trên 200 người nhưng chưa tới 5% số lượng nhân viên được tiêm phòng vaccine phòng dịch Covid-19. Do đó tôi và các đồng nghiệp khẩn thiết mong mỏi Chính phủ hỗ trợ, ưu tiên nguồn vaccine để tiêm chủng cho lực lượng nhân viên tuyến đầu của hệ thống bán lẻ VinMart/VinMart+. (Nguyễn Thị Tuyết - nhân viên ngành hàng Siêu thị |