Tập trung vào chương trình, sách giáo khoa là chưa đủ

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Một trong những yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là đổi mới căn bản công tác quản lý bảo đảm dân chủ, thống nhất, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục.

TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch HĐQT trường THPT Đinh Tiên Hoàng còn khẳng định, đổi mới căn bản công tác quản lý của hệ thống quản lý giáo dục đào tạo phải được coi là giải pháp đột phá thì sự nghiệp đổi mới giáo dục mới thành công.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
“Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã khẳng định, đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục thì khâu đột phá phải là đổi mới quản lý giáo dục. Và quan điểm của chúng tôi là đổi mới quản lý giáo dục không chỉ là khâu đột phá mà còn phải đạt mục tiêu thay đổi cơ bản công tác quản lý các cơ sở giáo dục hiện nay trên cơ sở vận dụng quy luật tích cực của cơ chế thị trường và mục tiêu chất lượng.

Đánh giá về giáo dục Việt Nam trong thời gian qua, tôi thấy có một số vấn đề chưa được chú trọng đề cập, đó là không được vận hành theo quy luật tích cực của cơ chế thị trường. Chúng ta chỉ la ó “giáo dục bị thương mại hóa” vì bị những mặt trái cơ chế thị trường tác động chi phối. Tại sao lại có chuyện mua bằng, bán điểm, tại sao lại có tình trạng học thêm tràn lan từ mầm non, tiểu học; tại sao bằng cấp từ các cuộc thi là bằng thật nhưng lại đẻ ra những sản phẩm người học giả không chịu học hành rèn luyện, cứ hết năm lên lớp, cuối cấp nhận bằng… Để quản lý các cơ sở giáo dục, Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản để phát huy tính dân chủ trong các nhà trường, nhưng thực hiện không được là bao. Ngay cả trong cơ chế các tập đoàn, công ty cho dù lớn đến đâu vẫn phải quản lý theo cách phân quyền và dân chủ mới tập hợp trí tuệ sức mạnh của các lực lượng tham gia. Vậy lỗi ở đâu mà dân chủ không thực hiện trong các nhà trường? Trước hết, các cấp quản lý giáo dục chưa coi đây là biện pháp quan trọng để buộc các cơ sở giáo dục tự thay đổi nhu cầu, nguyện vọng người học, do đó không chỉ đạo đến nơi đến chốn. Hệ thống quản lý trong các nhà trường quen quản lý theo mệnh lệnh, không thấy được quản lý dân chủ mới tạo được động lực cho thầy, trò sáng tạo.

Để đổi mới, trước hết các nhà trường phải phân cấp triệt để về công tác tổ chức và tài chính. Bên cạnh đó, đổi mới công tác quản lý luôn song hành với đổi mới cả hệ thống quản lý giáo dục và phải được coi là một định hướng đột phá trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo. Nếu giáo dục đào tạo trong công cuộc đổi mới này chỉ tập trung vào chương trình, sách giáo khoa là chưa đủ. Do đó, cần đổi mới hệ thống quản lý, có vậy mới mong thành công”.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần