Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tàu Hải quân Ấn Độ thăm TP Hồ Chí Minh

Kintedothi - Đây là 2 tàu chiến hiện đại của Hải quân Ấn Độ ghé thăm hữu nghị TP Hồ Chí Minh trong 3 ngày.

Ngày 30/11, 2 tàu của Hải quân Ấn Độ đã cập Bến cảng Nhà Rồng, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP Hồ Chí Minh trong 3 ngày (từ ngày 30/11-2/12/2022).

2 tàu của Hải quân Ấn Độ, gồm: INS Shivalik số hiệu F47, do Đại tá Sauabh Thakur làm thuyền trưởng và INS Kamorta số hiệu P28, do Trung tá Modit Soni làm thuyền trưởng, cả 2 tàu có 670 thủy thủ và sĩ quan.

Tàu INS Shivalik số hiệu F47.
Tàu INS Kamorta số hiệu P28

Chuyến thăm của tàu INS Shivalik F47 và INS Kamorta P28 nhằm góp phần tăng cường giao lưu văn hóa, thắt chặt tình hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc phòng song phương giữa quân đội hai nước nói chung và lực lượng Hải quân hai nước nói riêng, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ấn Độ (1972-2022).

Sĩ quan và thủy thủ đoàn của 2 tàu Hải quân Ấn Độ xuống tàu trong tiếng kèn của đội quân nhạc. 

Trong thời gian ở thăm, các sĩ quan cùng thủy thủ đoàn sẽ thăm và chào xã giao lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân; đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sĩ quan hải quân 2 nước Việt Nam - Ấn Độ chào hỏi nhau.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, sĩ quan cùng thủy thủ đoàn của 2 tàu sẽ tham gia các hoạt động hữu nghị: Thi đấu giao hữu thể thao với cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân; trao đổi chuyên môn hàng hải về một số lĩnh vực hàng hải, trao đổi thông tin liên lạc trên biển (PASSEX) và tham quan các khu di tích lịch sử tại TP.

Trung tá Modit Soni  - Thuyền trưởng tàu INS Kamorta P28 (bên trái) đại diện cho sĩ quan và thủy thủ đoàn của 2 tàu Hải quân Ấn Độ nhận hoa từ phía Việt Nam.  
Những đóa hoa tươi thắm thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ ngày càng được thắt chặt. 

Tàu INS Shivalik F47, là tàu chiến thuộc lớp Shivalik tàng hình đa nhiệm vụ được đóng cho Hải quân Ấn Độ và đây cũng là tàu chiến đầu tiên được Ấn Độ chế tạo. Việc đóng tàu bắt đầu vào năm 2001, sau khi trải qua các cuộc thử nghiệm trên biển, tàu được đưa vào hoạt động vào năm 2010. Tàu có chiều dài 142,5m, sườn ngang 16,9m và mớn nước 4,5m. Tải trọng tàu tiêu chuẩn là 5.300 tấn và đầy tải là 6.200 tấn.

Thuyền trưởng 2 tàu Hải quân Ấn Độ chụp ảnh lưu niệm cùng sĩ quan Hải quân Việt Nam trên tàu INS Shivalik F47.
Tàu INS Shivalik F47 nhìn từ dưới lên.

Còn tàu INS Kamorta P28 là tàu hộ vệ tên lửa chống ngầm. Tàu có lượng giãn nước tối đa 3.000 tấn, chiều dài 109m, mạn tàu rộng 12,8m. Tàu INS Kamorta P28 được trang bị 4 động cơ diesel thế hệ mới giúp tàu có thể di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 25 hải lý/giờ, tương đương 46 km/h. Tầm hoạt động tối đa lên đến 5.550 km khi ở tốc độ hành trình khoảng 18 hải lý/giờ. Cả 2 tàu nêu trên của Hải quân Ấn Độ đều được trang bị nhiều thiết bị điện tử cảm biến và vũ khí tối tân.

Sứ mệnh của tàu chiến Đức sắp cập cảng Việt Nam

Sứ mệnh của tàu chiến Đức sắp cập cảng Việt Nam

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội – Bắc Kinh tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tư pháp

Hà Nội – Bắc Kinh tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tư pháp

20 May, 09:21 PM

Kinhtedothi - Chiều 20/5, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) do đồng chí Hoàng Bảo Dược - Viện trưởng Phân viện 3 (Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Bắc Kinh) làm Trưởng đoàn tới chào xã giao.

Thể hiện rõ nội hàm sự vận động của Mặt trận đối với sự phát triển của đất nước

Thể hiện rõ nội hàm sự vận động của Mặt trận đối với sự phát triển của đất nước

20 May, 08:45 PM

Kinhtedothi-Đề cập hai từ “trực thuộc” đưa vào nội dung dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến nêu rõ, cụm từ đã thể hiện rõ nội hàm sự vận động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) đối với sự phát triển của đất nước…

Đại biểu Quốc hội: bỏ án tử hình, áp dụng chung thân "mở ra cơ hội sửa sai"

Đại biểu Quốc hội: bỏ án tử hình, áp dụng chung thân "mở ra cơ hội sửa sai"

20 May, 05:50 PM

Kinhtedothi - Thảo luận tại tổ chiều 20/5, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần truyền thông minh bạch, nhất quán, giúp Nhân dân hiểu rõ rằng: bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm, mà là lựa chọn pháp lý phù hợp hơn với quyền con người và cam kết cải cách tư pháp. Áp dụng chung thân mở ra cơ hội sửa sai và bảo vệ nguyên tắc công lý.

Hiện thực hóa khát vọng xây dựng, phát triển Thủ đô theo Nghị quyết số 15-NQ/TW

Hiện thực hóa khát vọng xây dựng, phát triển Thủ đô theo Nghị quyết số 15-NQ/TW

20 May, 04:46 PM

Kinhtedothi - Ba năm trước, vào ngày 5/5/2022, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về "Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Sự ra đời của nghị quyết mang ý nghĩa hết sức to lớn, mở ra định hướng chiến lược trong việc phát triển Hà Nội xứng tầm với vai trò là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia và "trái tim của cả nước"…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ