Sự thống nhất từ nhiều cơ quan, ban ngành
Đây là bản dự thảo lần thứ 9 được Bộ GTVT trình lên Chính phủ xin ý kiến. Cụ thể, trong bản dự thảo Nghị định 86 sửa đổi vừa trình lên Chính phủ, Bộ GTVT tiếp tục giữ quy định xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ (như xe Grab, Vato, Be) phải gắn hộp đèn “Xe hợp đồng” cố định trên nóc xe, kích thước hộp đèn tối thiểu 12 x 30cm. Bộ GTVT đánh giá, việc bổ sung nội dung nêu trên nhằm bảo đảm quản lý đúng loại hình kinh doanh vận tải, xác định rõ hình thức ứng dụng hợp đồng điện tử với loại hình taxi.
Đồng thời, phân biệt với xe cá nhân, làm rõ nhận diện của các phương tiện kinh doanh loại hình này, tránh tình trạng xe cá nhân trá hình để kinh doanh dẫn đến gây khó khăn cho lượng lượng tuần tra kiểm soát và công tác tổ chức giao thông đô thị. Hơn nữa đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong hoạt động kinh doanh vận tải.Theo khẳng định của Bộ GTVT, trước khi đi đến thống nhất về việc bảo lưu quan điểm taxi công nghệ phải gắn hộp đèn cố định trên nóc xe, Bộ này đã tham khảo ý kiến và nhận được sự thống nhất, đồng thuận của phần lớn các hiệp hội taxi truyền thống trong nước như Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội Taxi Hà Nội, Hiệp hội Taxi Đà Nẵng, Hiệp hội Taxi TP Hồ Chí Minh cũng như một số DN taxi lớn và Sở GTVT các địa phương. Bên cạnh đó, các nội dung, quy định mà Bộ GTVT đưa ra cũng được dựa trên các nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế. Nhiều nước như Thái Lan, Singapore... cũng đều quy định xe ứng dụng công nghệ cũng phải gắn hộp đèn trên nóc xe. Trong Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã nêu lại nội dung tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, trong đó một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần có quy định để nhận biết đối với xe hợp đồng điện tử thì mới có thể kiểm soát và xử lý vi phạm.Đảm bảo quyền lợi cho cả hành khách và chủ xeThời gian qua, đã có không ít ý kiến trái chiều, thậm chí là tranh cãi gay gắt xung quanh quy định bắt buộc taxi công nghệ phải gắn hộp đèn cố định trên nóc như taxi truyền thống. Một bộ phận ý kiến cho rằng quy định này sẽ là rào cản cho nền kinh tế số và công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực vận tải. Một số khác lại khẳng định, quy định taxi công nghệ bắt buộc phải gắn hộp đèn cố định trên nóc xe là cần thiết để cho công tác nhận diện và quản lý của các cơ quan chức năng cũng như tạo môi trường kinh doanh vận tải công bằng.Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, đứng trên phương diện người tiêu dùng, quy định trên có ý nghĩa rất quan trọng trọng việc giúp khách hàng nhận diện được đây là xe kinh doanh, đảm bảo giao thông và quyền lợi của chính chủ xe. Bên cạnh đó, việc taxi công nghệ gắn hộp đèn cố định như taxi truyền thống sẽ giúp các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước dễ dàng phân biệt, nhận diện để quản lý, xử phạt khi sai phạm xảy ra. "Ở các TP, khi cơ quan Nhà nước tổ chức giao thông, cấm đường thì xe công nghệ cũng phải tuân thủ" - ông Quyền nói.Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam khẳng định, đã có văn bản kiến nghị Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội xem xét, có ý kiến để Chính phủ sớm ban hành Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Quan điểm của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam là luôn ủng hộ việc sử dụng nền tảng kết nối giữa bên vận tải với hành khách thay thế cho một số thiết bị mà taxi truyền thống đang sử dụng. “Thực tế hiện nay đã có hàng chục nền tảng kết nối được các đơn vị taxi truyền thống sử dụng nhưng đồng thời vẫn thực hiện đầy đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật” - ông Quyền nói.
Cần phải có dấu hiệu nhận diện taxi công nghệ để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng đồng thời đảm bảo công bằng giữa các loại hình kinh doanh. Có nhiều đoạn đường cấm taxi nhưng không cấm taxi công nghệ, điều này dẫn đến tình trạng thiếu công bằng đối với taxi truyền thống dù hai bên đều là kinh doanh taxi. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính |