Tết Hàn thực sang chảnh ở bếp các bà nội trợ đảm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngoài bánh trôi nước truyền thống, nhiều chị em còn pha thêm rau, củ, quả để mâm cỗ cúng Tết Hàn thực đầy màu sắc, hấp dẫn.

Món bánh trôi truyền thống trở nên hấp dẫn hơn dưới bàn tay khéo léo của chị em
Món bánh trôi truyền thống trở nên hấp dẫn hơn dưới bàn tay khéo léo của chị em
Sắc màu tự nhiên trong bánh
Sắc màu tự nhiên trong bánh trôi truyền thống.
  Với gấc, chanh dây, lá dứa, lá cẩm, bà nội trợ đảm này chế biến được 5 vị bánh trôi. (ảnh fb Chun Chun Mai)
Với gấc, chanh dây, lá dứa, lá cẩm, bà nội trợ đảm này chế biến được 5 vị bánh trôi.
Tôn trọng nét cổ truyền và giữ đúng màu sắc, mùi vị và không pha các sắc màu, nhưng mâm cỗ của bà nội trợ này vẫn rất hấp dẫn.
Tôn trọng nét cổ truyền và giữ đúng màu sắc, mùi vị, không pha các sắc màu, những vẫn hấp dẫn.
Bên cạnh màu trắng nhân mật truyền thống thì mâm cỗ của bà nội trợ này có thêm màu trắng nếp nhân trà xanh, khoai lang, màu đỏ gấc ôm nhân đậu xanh viên vừng, màu xanh lá dứa ôm nhân đậu. Cả màu sắc và hương vị đều hấp dẫn
Bên cạnh màu trắng nhân mật truyền thống thì mâm cỗ của bà nội trợ ngày nay có thêm màu trắng nếp nhân trà xanh, khoai lang, màu đỏ gấc ôm nhân đậu xanh viên vừng, màu xanh lá dứa ôm nhân đậu. Cả màu sắc và hương vị đều hấp dẫn.
Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm. Người Việt Nam thường gọi ngày lễ đặc biệt này với cái tên thật dân giã là Tết bánh trôi, bánh chay. Theo âm Hán - Việt, “hàn” là lạnh, “thực” là ăn, vậy Tết Hàn Thực là tết ăn đồ nguội, lạnh.

Ngày Tết này hiện vẫn duy trì phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh xung quanh Hà Nội.