Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tận tâm với những người “không bình thường”

Kinhtedothi - Sự thiếu hụt trầm trọng bác sĩ (BS) chuyên ngành tâm thần khiến cho công việc thường nhật của những thầy thuốc chuyên khoa này thêm vất vả.
Bác sĩ Đỗ Văn Thắng thăm hỏi, chăm sóc bệnh nhân tại khoa bệnh nhân cấp cứu và bán cấp nữ.
Bác sĩ Đỗ Văn Thắng thăm hỏi, chăm sóc bệnh nhân tại khoa bệnh nhân cấp cứu và bán cấp nữ.
Vậy nhưng, tại các bệnh viện (BV) chuyên khoa tâm thần, vẫn có thể gặp nhiều BS tận tâm với nghề. Đơn cử như BS trẻ Đỗ Văn Thắng - phụ trách khoa Bệnh nhân cấp và bán cấp nữ, BV Tâm thần Hà Nội.

13 năm gắn bó với bệnh nhân tâm thần

Ngay sau khi tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội, chàng BS sinh năm 1978 về nhận công tác tại BV Tâm thần Hà Nội. Đã có 2 năm tu nghiệp chuyên ngành tâm thần tại Pháp (2004 - 2005), hiện đang làm nghiên cứu sinh tại BV Quân y 103, nhưng anh vẫn tiếp tục công tác tại BV. Tính đến nay, anh đã có 13 năm gắn bó hàng ngày với bệnh nhân (BN) mắc các bệnh tâm thần, mà đa số là BN nặng.
“Nghề này tuy vất vả, nhưng lại không được xã hội coi trọng lắm, làm cho mình đôi lúc rất buồn. Nhưng mình cũng luôn tự động viên bản thân rằng cuộc sống mỗi người một nghề, đến bây giờ thì mình cũng cảm thấy hài lòng với công việc của mình” - BS Đỗ Văn Thắng chia sẻ.

Ở khoa BN cấp và bán cấp nữ của anh, trung bình mỗi ngày tiếp nhận 5 – 6 người mắc các chứng tâm thần nặng. Hàng ngày, BS Thắng đến từng buồng bệnh thăm, khám cho BN; kiểm tra và theo dõi sự diễn biến bệnh trong quá trình điều trị. Với anh, việc BN kích động, đập phá, nhảy vào người gây gổ là… chuyện thường ngày. Nhưng anh hiểu những con người anh đang điều trị và hiểu những điều mình sẽ làm. Thế nên, với bất cứ BN nào, anh cũng tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân gây bệnh, để định hướng tiếp cận, điều trị mà BN “chịu” tiếp nhận. Không chỉ vậy, hàng ngày anh và các y, BS trong khoa còn đảm nhiệm cả việc chăm sóc BN trong tất cả những sinh hoạt đơn thuần, nhỏ nhặt nhất. BS Thắng cho biết, đối với BN nữ, khi “đến tháng” họ có những thay đổi, khó chịu về tâm lý, họ rất dễ kích động, tái phát khiến việc điều trị và chăm sóc thêm khó. Liệu trình điều trị của mỗi BN ít nhất là 1 tháng, tuy nhiên BN nữ thường có những kích động đa dạng, dung nạp thuốc kém. Vậy mà điều trị vài ngày, nhiều gia đình thấy có dấu hiệu ổn định lại cho bệnh nhân về, khiến quá trình điều trị trắc trở… Anh Thắng chia sẻ, bên cạnh thuốc thang, chăm sóc y tế, thì gia đình là yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định tâm lý BN. Vì thế, anh lại gánh thêm cả nhiệm vụ trò chuyện, tư vấn cho gia đình BN cách chăm sóc, tránh những kích động về tâm lý.

Chung tay vượt qua sự kỳ thị

Tuy nhiên, điều mà BS Thắng trăn trở lại là sự kỳ thị đối với người bệnh. Đây là điều khiến BN thường đến chữa trị khi giai đoạn bệnh nặng và khó hòa nhập trở lại khi bệnh đã ổn định. Rất nhiều gia đình không đưa người thân đi điều trị khi bệnh mới khởi phát do sợ điều tiếng, nhất là đối với những người trẻ. Rồi nhiều trường hợp, sau khi điều trị ổn định tâm lý, trở về công tác tại cơ quan cũ thì lại bị thuyên chuyển công tác; hoặc đồng nghiệp, hàng xóm có những ánh mắt không thiện cảm… dễ khiến BN tái phát bệnh. BS Thắng khẳng định, khi đã được điều trị, người bệnh có khả năng trở lại cộng đồng như những người bình thường. Thế nên, “Điều tôi mong muốn là xã hội hãy có những suy nghĩ và nhìn nhận tích cực hơn về bệnh tâm thần và BN tâm thần” - BS Thắng chia sẻ. Như để chứng minh cho điều mình tâm niệm, anh dẫn chứng, theo thống kê của Mỹ, 25% BN tâm thần phân liệt (thể nặng nhất của bệnh tâm thần) có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn, 50% có khả năng khỏi trong vòng 10 năm không tái phát, còn những bệnh lý nhẹ hơn thì khả năng khỏi rất cao.

Không chỉ bên người bệnh, BS Thắng còn tích cực học hỏi, nghiên cứu tìm ra những liệu pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả. Năm ngoái, đề tài “Nghiên cứu hiệu quả điều trị của Sunsizopin trên BN tâm thần phân liệt kháng thuốc tại BV Tâm thần Hà Nội” do anh làm chủ nhiệm đã được nghiệm thu và đưa vào áp dụng tại BV. Nghiên cứu này đã giúp cho các BS lâm sàng có thêm lựa chọn trong điều trị tâm thần phân liệt kháng thuốc. Điều này giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện các triệu chứng lâm sàng và tái hòa nhập cuộc sống tốt hơn. Nói về BS Thắng, Giám đốc BV Tâm thần Hà Nội Lý Trần Tình đầy vẻ hài lòng: “Thắng là một trong những BS trẻ được đào tạo bài bản và có chuyên môn vững; Luôn học tập, trau dồi, nghiên cứu nâng cao chuyên môn phục vụ công tác khám chữa bệnh. Nhưng điều đáng quý hơn ở Thắng là sự cảm thông, tình yêu thương, đồng cảm với những BN đang điều trị tại BV”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Món quà yêu thương vượt sóng tới Trường Sa

Món quà yêu thương vượt sóng tới Trường Sa

14 May, 08:16 PM

Kinhtedothi - Vào đầu tháng 5/2025, Đoàn công tác số 17 với gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Quốc phòng, Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật, Học viện Hàng không, cùng các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp, các cơ quan báo chí truyền thông… đã đến thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ đang công tác quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1.

Nhân văn từ góc nhìn hướng tới người dân vùng bão lũ

Nhân văn từ góc nhìn hướng tới người dân vùng bão lũ

04 May, 05:48 AM

Kinhtedothi - Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” ngày càng lan tỏa, mang ý nghĩa sâu sắc khi hướng đến từng số phận, những khó khăn, thách thức của người yếu thế, nữ công nhân lao động…

Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng: “bà tiên giữa đời thường"

Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng: “bà tiên giữa đời thường"

29 Apr, 03:01 PM

Kinhtedothi - Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), phóng viên Báo Kinh tế và Đô thị đã có buổi trò chuyện với Giáo sư, bác sĩ (GS.BS) Nguyễn Thị Ngọc Phượng - nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ - người phụ nữ tài danh và đức độ được nhiều người tôn vinh là “bà tiên giữa đời thường”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ