Thăm dò sa khoáng titan tại Bình Thuận

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét những vấn đề cụ thể liên quan đến đề án thăm dò titan khu vực trên để cấp giấy phép thăm dò theo quy định hiện hành.

KTĐT - Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét những vấn đề cụ thể liên quan đến đề án thăm dò titan khu vực trên để cấp giấy phép thăm dò theo quy định hiện hành. Việc thăm dò cần bảo đảm đánh giá trữ lượng, chất lượng quặng titan-zircon trong cả tầng cát xám (trên mặt) và tầng cát đỏ (dưới sâu).

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý bổ sung điểm quặng titan khu vực Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận (diện tích 766 ha) vào Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác và chế biến sử dụng quặng titan giai đoạn 2007-2015, định hướng đến năm 2025.

Titan tại tại khu vực trên thuộc danh mục các mỏ thăm dò, khai thác quy mô công nghiệp giai đoạn 2007-2015.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét những vấn đề cụ thể liên quan đến đề án thăm dò titan khu vực trên để cấp giấy phép thăm dò theo quy định hiện hành. Việc thăm dò cần bảo đảm đánh giá trữ lượng, chất lượng quặng titan-zircon trong cả tầng cát xám (trên mặt) và tầng cát đỏ (dưới sâu).

UBND tỉnh Bình Thuận lựa chọn doanh nghiệp có đủ năng lực, kinh nghiệm và khả năng tài chính thăm để thăm dò.

Việc cấp phép khai thác chỉ được xem xét sau khi Báo cáo thăm dò, trữ lượng mỏ tại các khu vực nêu trên được Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản phê duyệt.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, hiện tỉnh này có khoảng 18 dự án đăng ký khai thác titan trên địa bàn tỉnh. Dự đoán, tổng trữ lượng titan ở Bình Thuận có thể lên đến 4 triệu tấn; trong đó khu vực Suối Nhum, huyện Hàm Thuận Nam có khoảng 275.000 tấn.

Kinh tế đô thị cuối tuần