Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tháng 7 âm lịch 2024 cần kiêng điều gì kẻo rước họa vào thân?

Khang Nhi (Tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ở Việt Nam, tháng cô hồn được tính từ ngày 1/7 - 30/7 âm lịch và là tín ngưỡng tâm linh truyền thống đã tồn tại từ xa xưa đến nay.

Tháng 7 âm lịch bắt đầu từ ngày 1/7 đến hết ngày âm lịch cuối cùng của tháng. Trong năm 2024, tháng cô hồn kéo dài từ 4/8 đến hết ngày 2/9 (dương lịch).

Tháng cô hồn là gì?

Trong tín ngưỡng của người Á Đông đặc biệt là nước Việt Nam và Trung Quốc, tháng cô hồn liên quan đến việc Diêm Vương mở cửa quỷ môn quan, cho phép linh hồn của người đã qua đời có thể trở về thăm thân nhân và thế gian. Trong thời gian này, người dân thường thực hiện các hoạt động cúng dường để giúp đỡ các linh hồn này không quấy phá, gia đình được bình an.

Mâm cúng thí thực trong tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Mâm cúng thí thực trong tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ở Việt Nam, tháng cô hồn được tính từ ngày 1/7 - 30/7 âm lịch và là tín ngưỡng tâm linh truyền thống đã tồn tại từ xa xưa đến nay.

Tác giả Bùi Xuân Mỹ viết trong cuốn Tục thờ cúng của người Việt: "Theo tín ngưỡng truyền thống thì vào ngày Rằm tháng 7, các tội nhân ở cõi âm được tha tội một ngày, bởi vậy các gia đình ở dương gian làm cỗ bàn cúng gia tiên, đốt vàng mã và cầu cúng tụng kinh độ trì cho họ".

Trong cuốn Phong tục thờ cúng của người Việt do NXB Văn hóa Thông tin phát hành có đoạn: "Tết Trung nguyên là tết tổ chức vào ngày rằm tháng bảy, dân gian còn gọi là ngày Xá tội vong nhân. Nhiều người bày lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà, rìa đường phố, cúng cô hồn, ma đói, dùng lễ vật sơ sài như bánh đa, bánh bỏng, ngô bắp, khoai lang, trứng luộc".

Ở mỗi tôn giáo hay thậm chí mỗi vùng miền của đất nước Việt Nam sẽ có quan điểm hơi khác nhau về tháng cô hồn. Trong khi người miền Bắc thiên về cúng Xá tội vong nhân vào tháng cô hồn thì ở miền Trung và miền Nam lại trọng Lễ Vu Lan báo hiếu bậc sinh thành.

Dân gian Việt Nam quan niệm, tháng 7 âm lịch là tháng Địa quan xá tội, tức những vong hồn dưới âm phủ được lên cõi trần gian. Do đó, người ta bày mâm cúng thí thực cô hồn. Các chùa thiết lập trai đàn chẩn tế, để "tài pháp nhị thí" cho các cô hồn ngạ quỷ vất vưởng.

Tháng cô hồn mang nhiều ý nghĩa tâm linh trong văn hóa. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Tháng cô hồn mang nhiều ý nghĩa tâm linh trong văn hóa. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Tháng 7 âm lịch cũng là dịp con cháu đến chùa cầu siêu cho ông bà tổ tiên đã qua đời. Phong tục trên hướng con người đến việc mở rộng tấm lòng, quan tâm, chia sẻ với những hoàn cảnh bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống.

Dù diễn giải hay đề cao quan niệm nào thì chung quy lại, tháng cô hồn hay Lễ Vu Lan báo hiếu đều là những quan niệm hướng tới ý nghĩa tốt đẹp là nhớ về tổ tiên, báo hiếu cha mẹ và làm việc thiện giúp đỡ người khác.

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn

Đây là tháng của ma quỷ, những điềm xấu, không may mắn cũng thường xuất hiện. Vì vậy, đây là khoảng thời gian không tốt nếu mọi người thực hiện những hoạt động như cưới hỏi, mua sắm, khai trương.

Năm 2024, tháng cô hồn sẽ vắt qua 2 tháng dương lịch, kéo dài từ ngày 4/8 (tức 1/7 âm lịch) đến hết ngày 2/9 (tức 30/7 âm lịch).

Bên cạnh việc cúng cô hồn, dân gian cũng lưu ý những điều nên làm và kiêng kỵ trong tháng cô hồn trong sinh hoạt hằng ngày để luôn đem lại may mắn, tốt lành, bởi người xưa tin rằng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" là điều cần thiết để tránh gặp phải xui rủi, ma quỷ ám theo.

Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên kiêng kỵ hầu hết các công việc lớn như: cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… trong tháng 7 âm lịch.

Bởi người xưa tin rằng tháng cô hồn là tháng ma quỷ, việc "có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là điều cần thiết để tránh gặp phải xui rủi, ma quỷ ám theo.

Một số điều kiêng kị trong tháng cô hồn như: Không đi chơi đêm vào tháng cô hồn, không đốt tiền vàng, vàng mã, không phơi quần áo buổi đêm, không nhặt tiền lẻ rơi, không treo chuông gió đầu giường,...

Dân gian cũng ghi nhớ mang theo một số vật dụng bên người vào tháng cô hồn theo quan niệm của người xưa để tránh xui rủi vây bám. Một số vật dụng cần mang theo như: Vòng dâu, muối, tỏi, gạo nếp, lá ngải cứu, tích cực làm việc thiện, vui vẻ, từ tâm...