Thanh Hóa: Nhiều hộ dân “sốc” vì tiền điện tháng 6 tăng gấp đôi
Kinhtedothi - Những ngày qua, nhiều hộ dân tại Thanh Hóa không khỏi ngỡ ngàng khi hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt, có trường hợp tăng gấp đôi dù nhu cầu sử dụng không thay đổi nhiều. Thực tế này đang khiến dư luận bức xúc và băn khoăn về cách tính tiền điện.

Người dân chia sẻ hóa đơn tiền điện tăng cao lên mạng xã hội, bày tỏ sự bức xúc và hoài nghi.
Anh Tuyên, một hộ dân trên địa bàn, cho biết: “Mỗi tháng tiền điện nhà tôi chỉ khoảng 300.000 - 400.000 đồng. Vậy mà kỳ hóa đơn tháng 6 vừa rồi, số tiền tăng lên gần 900.000 đồng. Không bật thêm thiết bị gì nhiều mà tiền điện vẫn tăng gấp đôi, ai mà không thắc mắc!”.
Không chỉ anh Tuyên, nhiều hộ gia đình khác cũng chung nỗi băn khoăn khi nhận hóa đơn tiền điện vượt quá mức dự tính. Một số người lo ngại có sự sai sót trong khâu ghi chỉ số công tơ, trong khi nhiều ý kiến khác lại nghi ngờ việc áp dụng giá điện theo giờ cao điểm.
Trả lời về vấn đề này, đại diện ngành điện Thanh Hóa cho biết, tiền điện tăng là do thời điểm tháng 6 rơi vào giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm, dẫn đến việc sử dụng thiết bị làm mát, đặc biệt là điều hòa, tăng mạnh. “Mức tiêu thụ điện thực tế tăng cao hơn các tháng trước, cộng với việc giá bán lẻ điện bình quân đã điều chỉnh tăng 4,8% từ ngày 10/5/2025 là nguyên nhân chính”- vị này nói.

Trụ sở Công ty Điện lực Thanh Hóa.
Theo thông báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ ngày 10/5/2025, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh lên mức 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT). Việc điều chỉnh này khiến chi phí tiền điện tăng đáng kể trong các kỳ thanh toán sau đó.
Đại diện ngành điện cũng bác bỏ thông tin tính giá điện theo giờ cao điểm với hộ gia đình. “Hiện chỉ áp dụng cách tính điện theo bậc thang, không áp dụng giá theo giờ cao điểm đối với người dân như nhiều người lầm tưởng”- vị này khẳng định.
Bên cạnh đó, ngành điện Thanh Hóa cũng khuyến cáo người dân cần sử dụng điện hợp lý, tránh lãng phí trong bối cảnh thời tiết nắng nóng kéo dài. Các hộ gia đình nên tắt các thiết bị khi không sử dụng, sử dụng điều hòa ở mức nhiệt độ hợp lý (khoảng 26 đến 28°C), và ưu tiên các thiết bị tiết kiệm năng lượng để giảm chi phí sinh hoạt.

CPI tháng 6 của Hà Nội tăng 0,54%, giá điện tăng cao
Kinhtedothi- Theo Chi Cục Thống kê TP Hà Nội, tháng 6/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội tăng 0,54% so với tháng trước, tăng 1,83% so với tháng 12/2024 và tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước.

Tính khung giá điện gió ngoài khơi theo từng khu vực
Kinhtedothi - Bộ Công Thương vừa chính thức phê duyệt khung giá phát điện năm 2025 áp dụng cho các nhà máy điện gió ngoài khơi. Giá điện được chia theo 3 khu vực địa lý với mức giá tối đa (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) cao nhất là 3.975,1 đồng/kWh tại khu vực Bắc bộ.

Giá điện tăng và nỗi lo của doanh nghiệp
Kinhtedothi - Việc tăng giá điện là cần thiết để đảm bảo tài chính cho EVN và cung ứng điện ổn định, nhưng gây áp lực lớn cho doanh nghiệp (DN), đặc biệt trong bối cảnh thuế đối ứng từ Mỹ. Chi phí sản xuất tăng làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, đặc biệt với các ngành xuất khẩu và DN nhỏ và vừa. Một lộ trình tăng giá dài hạn, công bố trước 6 - 9 tháng, cùng với các chính sách hỗ trợ và minh bạch hóa chi phí sẽ giúp DN chuẩn bị tốt hơn, giảm thiểu tác động tiêu cực đến sản xuất và xuất khẩu.