Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thanh Hóa: phát hiện một thai phụ mắc bệnh bạch hầu chưa rõ nguồn lây

Kinhtedothi–Ngày 5/8, thông tin từ Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn huyện Mường Lát, Thanh Hóa mới phát hiện một bệnh nhân mắc bạch hầu, hiện công tác truy vết, khoanh vùng, khử khuẩn đang được các cơ quan chức năng khẩn trương triển khai.

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thanh Hóa, bệnh nhân được xác định mắc bệnh bạch hầu là chị P.L.M. (SN 2007, trú tại khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát).

Theo kết quả điều tra dịch tễ, ngày 1/8, bệnh nhân có biểu hiện đau rát họng, ở nhà dùng thuốc không đỡ. Ngày 4/8 bệnh nhân đến phòng khám tư nhân và được tư vấn đến Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát cùng ngày với các triệu chứng sốt nhẹ, đau rát họng, nuốt vướng, niêm mạc họng đỏ xung huyết. Amydan 2 bên sưng nề đỏ, có nhiều giả mạc trắng bám trên bề mặt Amydan.

Bệnh nhân được chẩn đoán nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu và được chuyển lên Khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cùng ngày.

Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh bạch hầu và đang mang thai tháng thứ 8. Trong vòng 14 ngày trước khởi phát bệnh, bệnh nhân không đi đâu ra khỏi địa phương, gia đình không ai mắc bệnh giống bệnh nhân, không rõ tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu.

Đến chiều ngày 5/8, đoàn giám sát phát hiện thêm 4 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân có biểu hiện đau họng và 15 trường hợp tiếp xúc gần (F1). Đến thời điểm này chưa ghi nhận bệnh nhân mắc mới.

Theo CDC tỉnh Thanh Hóa, ổ dịch tại khu phố Đoàn Kết (thị trấn Mường Lát) diễn biến phức tạp do phát hiện ca bệnh không rõ nguồn lây. Kết quả tiêm chủng vắc-xin đầy đủ các năm gần đây của Mường Lát chưa đạt yêu cầu do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và khan hiếm vắc-xin có thành phần bạch hầu; nếu không kiểm soát tốt sẽ có nguy cơ bùng phát dịch.

Hiện CDC Thanh Hóa đang phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Mường Lát thực hiện giám sát, điều tra dịch tễ; tiến hành điều tra, giám sát và lập danh sách các trường hợp F1.

Cùng với đó hướng dẫn xử lý môi trường bằng Chloramin B với nồng độ 0,1% Clo hoạt tính tại khu vực nhà bệnh nhân và các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân, tăng cường công tác truyền thông về các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu; lợi ích của việc tiêm vaccine phòng bệnh và tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

Thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ F1 để gửi nhuộm soi tại CDC Thanh Hóa và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để làm xét nghiệm chẩn đoán. 

Vận chuyển các trường hợp nghi ngờ đến bệnh viện đa khoa huyện để cách ly, điều trị, đối với các trường hợp F1 cách ly tại nhà và theo dõi tình trạng sức khoẻ trong vòng 14 ngày các  kể từ khi tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định.

Được biết, ngay sau khi có kết quả xét nghiệm mắc bệnh bạch hầu, bệnh nhân đã được chuyển ra Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để tiếp tục điều trị.

Thanh Hoá: khởi tố giám đốc cùng nữ kế toán vì trốn thuế

Thanh Hoá: khởi tố giám đốc cùng nữ kế toán vì trốn thuế

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nguy cơ mất thính lực

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nguy cơ mất thính lực

13 Jun, 09:35 AM

Kinhtedothi - Những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như thức khuya, tắm đêm, uống rượu bia, ăn uống thất thường, tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc sử dụng tai nghe với âm lượng quá cao trong thời gian dài đều có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến điếc đột ngột.

Bài cuối: Đòn bẩy chiến lược cho sức khỏe quốc gia

Bài cuối: Đòn bẩy chiến lược cho sức khỏe quốc gia

12 Jun, 08:01 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, béo phì và tim mạch ngày càng gia tăng, tiêu thụ đồ uống có đường đang trở thành mối quan tâm lớn của ngành y tế và xã hội. Một trong những giải pháp được đánh giá là hiệu quả, bền vững và đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công là việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.

Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

11 Jun, 06:24 PM

Kinhtedothi - Việc tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường là sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2, tăng huyết áp, béo phì và bệnh tim mạch. Những căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân, cũng như kéo theo chi phí y tế khổng lồ, tác động có hệ thống đến ngành y tế và bền vững của nền kinh tế.

Hà Nội triển khai bệnh án điện tử, tiến tới xây dựng bệnh viện thông minh

Hà Nội triển khai bệnh án điện tử, tiến tới xây dựng bệnh viện thông minh

11 Jun, 06:04 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/6, tại hội nghị giao ban công tác khám, chữa bệnh (KCB) 6 tháng năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, TS Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, các cơ sở y tế cần nâng cao chất lượng KCB bảo hiểm y tế (BHYT), quản lý hiệu quả quỹ BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân, tiến tới khám sức khỏe miễn phí.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ