Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thanh, kiểm tra tất cả các khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Kinhtedothi – Tất cả các khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT đều phải được thanh kiểm tra, không để khâu nào có lỗ hổng… 100% thầy, cô tham gia vào công tác thanh tra, kiểm tra đều nắm chắc rõ nhiệm vụ, quy chế, quy trình làm việc để đảm bảo thành công cho kỳ thi.

Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2024, tổng số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT là 1.071.395 (tăng khoảng 45.000 thí sinh so với năm ngoái); trong đó, 96% thí sinh là học sinh THPT,  4% là thí sinh tự do.

Có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Với bài thi tổ hợp, có 37% thí sinh đăng ký bài thi Khoa học tự nhiên, 63% thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là kỳ thi cuối cùng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Từ năm sau sẽ bắt đầu kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên cho học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tại kỳ thi này, các nhóm vấn đề được đặc biệt coi trọng trong công tác tổ chức kỳ thi là: công tác lãnh đạo, chỉ đạo; công tác hỗ trợ; công tác chuẩn bị; công tác tổ chức, thực hiện; trong đó, công tác chuẩn bị chiếm đến 80% sự thành công; tổ chức, thực hiện chiếm 20%. Do đó, việc chuẩn bị phải kỹ lưỡng, khi thực hiện phải đúng quy chế.

“Mỗi một sơ suất xảy ra sẽ gây hệ lụy rất lớn đi với mục đích, yêu cầu, chất lượng của kỳ thi nên việc tổ chức kỳ thi phải hết sức nghiêm túc, không lơ là, chủ quan”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo đó, công tác thanh kiểm tra phải được tiến hành kịp thời để đảm bảo tính công bằng, khách quan cho kỳ thi. Tất cả các khâu của kỳ thi đều phải được thanh kiểm tra, không chồng chéo nhưng không để khâu nào có lỗ hổng… 100% thầy, cô tham gia vào công tác thanh tra, kiểm tra đều nắm chắc rõ nhiệm vụ, quy chế, quy trình làm việc để đảm bảo thành công cho kỳ thi.

Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Đức Cường cho biết: có 3 yêu cầu trong thanh kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Thứ nhất là tuân thủ quy định của pháp luật, thực hiện đúng quy chế thi và các văn bản liên quan đến việc tổ chức kỳ thi, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT; đúng vị trí, chức trách, nhiệm vụ được giao, đảm bảo nghiêm túc, chặt chẽ, khách quan, công bằng.

Thứ hai là phải phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ GD&ĐT, UBND cấp tỉnh và Sở GD&ĐT trong hoạt động thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi.

Thứ ba là hoạt động thanh tra, kiểm tra độc lập với đối tượng thanh tra, kiểm tra; không làm thay nhiệm vụ hoặc làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra.

Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cũng thông tin: hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi theo phương châm “4 đúng, 3 không”. Trong đó, 4 đúng gồm: đúng quy chế và hướng dẫn thi; đúng đủ quy trình, không được bỏ bất cứ bước nào; đúng vị trí, chức trách nhiệm vụ được giao; đúng thời điểm, kịp thời xử lý các tình huống bất thường. 3 không gồm: không lơ là, chủ quan; không tự ý xử lý tình huống bất thường; không căng thẳng, áp lực quá mức.

Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra ngày 27- 28/6. Bộ GD&ĐT đã thành lập 10 đoàn kiểm tra trực tiếp về công tác chỉ đạo, chuẩn bị thi tại 20 sở GD&ĐT, trong đó có TP Hà Nội.

 

 

Kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thấu hiểu bản thân để chọn ngành phù hợp

Thấu hiểu bản thân để chọn ngành phù hợp

01 Apr, 04:08 PM

Kinhtedothi – Không ít học sinh lớp 12 vẫn băn khoăn khi chọn ngành, chọn trường hoặc lo lắng không biết ngành mình chọn có bị lạc hậu trong vài năm tới hay không. Các chuyên gia đã gợi mở để học sinh tự đưa ra câu trả lời và có niềm tin vào chính mình.

Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

30 Mar, 09:04 AM

Kinhtedothi – Trong phương án tuyển sinh đại học năm 2025 của một số trường xuất hiện nhiều “tổ hợp lạ” khi tổ hợp xét tuyển không có môn cốt lõi của ngành học. Đại diện Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà trường điều chỉnh xét tuyển để gắn giáo dục đại học với giáo dục phổ thông.

Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025: “Gỡ rối” trước kỳ thi THPT

Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025: “Gỡ rối” trước kỳ thi THPT

29 Mar, 10:14 PM

Kinhtedothi - Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trước nhiều thay đổi của kỳ thi cũng như công tác tuyển sinh đại học, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ