70 năm giải phóng Thủ đô

"Thanh Minh trong tiết tháng ba" ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Hoàng Nam - Hồng Thắm - Hữu Tuấn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Ngày 5/4 ngày chính của Tết Thanh Minh, hàng ngàn người dân các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đã đổ xô về các nghĩa trang... để thắp ném nhang cho ông bà tổ tiên, cha mẹ và người thân trong gia đình.

Tết Thanh Minh không có ngày cố định thời gian cụ thể, thường là sau khi kết thúc tiết Xuân phân ( đầu tháng 4 dương lịch) để thắp hương cho người đã khuất. Ảnh Xuân Lương
Tết Thanh Minh không có ngày cố định thời gian cụ thể, thường là sau khi kết thúc tiết Xuân phân ( đầu tháng 4 dương lịch) để thắp hương cho người đã khuất. Ảnh Xuân Lương

Theo nhiều người dân, Tết Thanh Minh không có ngày cố định thời gian cụ thể, thường là sau khi kết thúc tiết Xuân phân ( đầu tháng 4 dương lịch) và kết thúc vào khoảng ngày 20-21/4 (bắt đầu tiết Cỗ vũ). Vào ngày lễ này, mọi người cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, ông bà, cha mẹ,... cùng nhau dọn dẹp, quét rửa mộ phần , dán giấy ngũ sắc lên mộ, bày mâm cỗ cúng mong tổ tiên, ông bà, cha mẹ,... phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an.

Tết Thanh Minh đang trở thành phong tục tập quán không thể thiếu của người dân Việt Nam. Ảnh Xuân Lương
Tết Thanh Minh đang trở thành phong tục tập quán không thể thiếu của người dân Việt Nam. Ảnh Xuân Lương

Đối với người Việt Nam, Tết Thanh Minh là dịp để mọi người hướng về cội nguồn, tổ tiên,...  Dù đi xa làm ăn thì vào ngày này gia đình cùng tụ họp đi tảo mộ, cúng  tổ tiên, ông bà, cha mẹ,...Những ngày này, ở các nghĩa trang, nghĩa địa, nhị tì,...các ngôi mộ được vệ sinh sạch sẽ, dán giấy ngũ sắc, là thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ,...

Người dân Phú Quốc mang hoa quả, hương, gà đến nghĩa trang nhân dân viếng người đã khuất. Ảnh Hữu Tuấn
Người dân Phú Quốc mang hoa quả, hương, gà đến nghĩa trang nhân dân viếng người đã khuất. Ảnh Hữu Tuấn

Tại Phú Quốc (Kiên Giang): Ghi nhận của phóng viên, ngay từ sáng sớm người dân thành phố đảo đã đổ xô về nghĩa trang nhân dân để thắp ném nhang cho ông bà tổ tiên và người thân.

Người dân Phú Quốc bày hoa quả, giấy tiền, gà để cúng người thân. Ảnh Hữu Tuấn
Người dân Phú Quốc bày hoa quả, giấy tiền, gà để cúng người thân. Ảnh Hữu Tuấn

Nhiều người mang hoa quả, thịt giấy tiền vàng, nước và hương để thực hiện nghi lễ thờ cúng cho những người đã khuất, cầu mong phù hộ độ trì cho gia đình sức khỏe, ăn ra làm nên.

Rất nhiều người đổ về nghĩa trang để thắp hương cho ông bà, tổ tiên và người thân. Ảnh Hữu Tuấn
Rất nhiều người đổ về nghĩa trang để thắp hương cho ông bà, tổ tiên và người thân. Ảnh Hữu Tuấn

Tại Sóc Trăng: Tại nhị tì Triều Châu, phường 5, TP Sóc Trăng, ông Hán Kiên, Phó ban trị sự nhị tì cho biết: Diện tích của nhị tì rộng 10ha, với khoảng 10.000 ngôi mộ. Nhị tì này được xây dựng năm 1886. Vào dịp Thanh Minh, mỗi ngày có hàng ngàn lượt người đến cúng nên lúc nào cũng tấp nập. Nhất là vào ngày cuối tuần rất đông người đến.

Người dân Sóc Trăng viếng phần mộ của người thân. Ảnh Xuân Lương
Người dân Sóc Trăng viếng phần mộ của người thân. Ảnh Xuân Lương

Ở nhị tì Quảng Đông, phường 3, TP Sóc Trăng, ông Nhâm Bảnh, phó Hội trưởng thường trực nhị tì, cho biết: Ở đây có khoảng 2.500 ngôi mộ. Những ngày Thanh Minh, bà con đến cúng rất đông, có cả trẻ em cũng được cha mẹ dẫn đi theo để các cháu biết về phong tục, tạp quán của tổ tiên, ông bà, cha mẹ....Cúng Thanh Minh đã trở thành nét văn hóa của người dân chúng tôi.

Sau khi cúng Thanh Minh xong người dân bày ra ăn ngay tại khu vực cúng. Ảnh Xuân Lương
Sau khi cúng Thanh Minh xong người dân bày ra ăn ngay tại khu vực cúng. Ảnh Xuân Lương

Đến nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Sóc Trăng, có hàng trăm người ở các địa phương đến cúng cho người thân của mình. Sau khi cúng xong, họ bày các vật đã cúng ra cạnh mộ và tổ chức ăn uống.

Người dân Sóc Trăng nhộn nhịp về nhị tì để viếng. Ảnh Xuân Lương
Người dân Sóc Trăng nhộn nhịp về nhị tì để viếng. Ảnh Xuân Lương

Tại Bạc Liêu – Cà Mau: Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu nghĩa địa Sùng Chính Đường (Bạc Liêu) nghĩa địa Triều Châu (Cà Mau); các khu nghĩa địa nghĩa trang từ trần của 2 tỉnh đều chung tình trạng Người viếng rất thưa thớt nhưng các mộ phần đều đã được sửa sang trang hoàng từ nhiều ngày trước.

Tại Cà Mau người đi viếng thưa thớt hơn so với những ngày trước đó. Ảnh Hoàng Nam
Tại Cà Mau người đi viếng thưa thớt hơn so với những ngày trước đó. Ảnh Hoàng Nam

Anh Trần Thanh Phong, ngụ ở phường 1, TP Bạc Liêu cho biết: Theo phong tục địa phương sau khi cúng mộ, gia đình cùng quây quần ăn cơm và uống rượu tại chỗ. Các khu nghĩa trang đều ở xa nên nhiều người ngại đi lại khi có rượu vì sợ công an phạt nặng.

Nghĩa trang Triều Châu vằng khách ngày Tết Thanh Minh. Ảnh Hoàng Nam
Nghĩa trang Triều Châu vằng khách ngày Tết Thanh Minh. Ảnh Hoàng Nam

Ngay từ những ngày trước, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần người dân đã tổ chức viếng thanh minh, còn hôm nay ngày chính lễ nhưng do dính vào ngày đi làm nên ít người đi viếng hơn mọi năm, anh Phong cho hay.

Trái ngược với Sóc Trăng và Phú Quốc, nghĩa trang Triều Châu (Bạc Liêu) vắng người viếng mộ. Ảnh Hoàng Nam
Trái ngược với Sóc Trăng và Phú Quốc, nghĩa trang Triều Châu (Bạc Liêu) vắng người viếng mộ. Ảnh Hoàng Nam