Kinhtedothi - Tính đến ngày 16/9, chỉ có 13 lô đất trong phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 10/8 hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, toàn bộ lô có giá trúng từ 80 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng đều bị bỏ cọc.
Phiên đấu giá đất tại Thanh Oai ngày 10/8.
Phiên đấu giá đất ngày 10/8 tại huyện Thanh Oai với 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, thu hút 4.600 hồ sơ đăng ký tham gia, trong đó 4.201 hồ sơ đủ điều kiện. Những mảnh đất đấu giá có diện tích từ 60 - 85m2 được kỳ vọng thu hút sự quan tâm lớn từ cả người dân địa phương và các nhà đầu tư.
Kết quả đấu giá đã khiến thị trường "nóng” khi mức giá trúng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Lô góc có giá trúng cao nhất lên tới 100,5 triệu đồng/m², lô trúng thấp nhất là 51,6 triệu đồng/m². Tuy nhiên, chỉ có 13 lô đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính trong cả 2 đợt thu, với một trường hợp chậm thanh toán đợt 2 hai ngày. Theo quy định, người trúng đấu giá đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo 2 đợt trong 30 ngày. Đợt thanh toán cuối cùng của phiên đấu giá này là vào ngày 14/9.
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai cho biết, số tiền dự kiến thu về từ phiên đấu giá này là hơn 400 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết sáng 16/9, chỉ có 13 lô đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính, tổng số tiền chỉ hơn 80 tỷ đồng. Đáng chú ý, các lô này đều có giá trúng từ 51,6 triệu đến hơn 55 triệu đồng/m²; toàn bộ các lô có giá trúng từ 80 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng/m² đều bị bỏ cọc.
Sau phiên đấu giá với số lượng người tham gia kỷ lục, Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai và chính quyền địa phương thực sự rất đau đầu và vất vả. Tưởng chừng như phiên đấu giá thành công, nhưng thực tế chỉ có 13/68 lô đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính, khiến số tiền thu về chỉ đạt 20% so với dự kiến. Thời gian đấu lại chưa xác định được thời điểm, khiến thu ngân sách địa phương gặp khó.
Để tránh lặp lại sự việc tương tự, Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai kiến nghị thành phố xem xét lại bảng giá đất khu vực Thanh Oai; đồng thời áp dụng công cụ thuế đối với các khách hàng trúng đấu giá. Chẳng hạn như, trong vòng 24 tháng, những lô đất trúng đấu giá không được chuyển nhượng, nếu chuyển nhượng phải tính thuế, phí dựa trên giá đấu trúng. Điều này sẽ giúp hạn chế đầu cơ và làm ổn định thị trường.
Kinhtedothi - Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng yêu cầu 2 xã Đỗ Động và Liên Châu, cùng các phòng ban liên quan của huyện tập trung hỗ trợ lực lượng phương tiện, thiết bị và vật liệu cần thiết để khắc phục sự cố kênh Yên Cốc, đặc biệt là lực lượng 4 tại chỗ.
Kinhtedothi – Ngày 20/4, lực lượng chức năng các phường trên địa bàn quận Tây Hồ đã phối hợp với các tổ lấy ý kiến Nhân dân “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” xin ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính phường mới sẽ hình thành trên địa bàn quận Tây Hồ.
Kinhtedothi – Huyện Đan Phượng đang tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, huyện Đan Phượng từ 16 đơn vị hành chính cấp xã được sắp xếp, thành lập 3 đơn vị hành chính cấp cơ sở, tên gọi đều có yếu tố lịch sử, văn hóa địa phương.
Kinhtedothi:- Dự kiến, quận Hoàng Mai sẽ thành lập 7 đơn vị hành chính cơ sở: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam. Qua lấy ý kiến, phần lớn người dân Hoàng Mai đồng thuận với việc đặt tên các đơn vị hành chính cơ sở của Thành phố.
Kinhtedothi- Lực lượng chức năng phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa tổ chức cưỡng chế hai công trình trái phép trên đất công, sau thời gian tuyên truyền, vận động.
Kinhtedothi - Thực hiện chủ trương về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, huyện Thường Tín đang tích cực triển khai lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và tầng lớp Nhân dân về phương án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã