Du khách chọn mua sản phẩm nón lá làng Chuông tại Hội chợ Du lịch làng nghề truyền thống và sinh vật cảnh huyện Thanh Oai 2020 |
Ngoài ra, Thanh Oai còn sở hữu tài nguyên du lịch sinh thái với các điểm đến có cảnh quan đẹp như: Khu đầm Thanh Cao và Cao Viên, Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng 12 con giáp (xã Cao Dương), những vườn cây ăn trái tại 7 xã ven sông Đáy... đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần và vui chơi giải trí của du khách. Tuy nhiên, phát triển du lịch của Thanh Oai chưa tương xứng với tiềm năng do những hạn chế về cơ sở hạ tầng giao thông, bãi đỗ xe tại các điểm du lịch, nhà vệ sinh công cộng, điểm mua bán quà lưu niệm... Vì vậy, du khách đến với Thanh Oai chủ yếu là đi trong ngày, mức chi tiêu thấp nên doanh thu từ dịch vụ du lịch chưa cao.Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng cho biết, xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, thời gian qua, Thanh Oai đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Phát triển thị trường, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch... Hiện nay, huyện đang tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút du khách, trong đó, lấy du lịch văn hóa làm nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác như: Du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm.Năm 2021, huyện xúc tiến thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch như: Xây dựng khu du lịch sinh thái tại khu đầm của 2 xã Thanh Cao và Cao Viên; các dịch vụ tham quan, vui chơi, giải trí ven sông Đáy; dự án mở rộng không gian du lịch Lễ hội Bình Đà; dự án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng cổ Cự Đà... Cùng với đó, huyện đẩy mạnh hợp tác với các công ty lữ hành để đưa du khách đến các điểm tham quan và liên kết với các huyện lân cận để kết nối các tuyến, điểm du lịch như: Thường Tín - Thanh Oai, Mỹ Đức - Chương Mỹ - Hà Đông - Thanh Oai... nhằm tạo nhiều sản phẩm đặc sắc, hấp dẫn, đưa Thanh Oai trở thành môt trong những địa phương trọng điểm về du lịch của Thủ đô.