80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thanh toán không tiền mặt, thúc đẩy kinh tế số

Kinhtedothi - Thanh toán không tiền mặt (TTKTM) đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Sự bùng nổ của thanh toán số trong những năm gần đây đã mở ra Kỷ nguyên mới trong giao dịch tài chính.

Người dân hào hứng

Từ những khởi đầu đầy lạ lẫm, TTKTM đang trở thành thói quen với nhiều người dân từ thành thị đến nông thôn, từ các siêu thị, nhà hàng, chợ dân sinh, điểm trông giữ xe, thậm chí cả quán trà đá vỉa hè... đều sử dụng hình thức thanh toán phi tiền mặt.

“Tôi gần như không mang ví ra đường nữa. Mọi chi tiêu hằng ngày, từ gửi xe, mua cà phê đến ăn trưa đều qua ví điện tử hoặc chuyển khoản. Đặc biệt ở Hà Nội, các hàng quán nhỏ giờ cũng rất linh hoạt đều có mã QR” - Huy Anh, sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội chia sẻ.

“Lúc đầu, tôi cũng không có tài khoản, nhưng ngày càng nhiều trả tiền chuyển khoản nên phải làm tài khoản, in mã QR để khách thanh toán" - bà Mai, chủ quán nước trà đá ở Ngọc Hà chia sẻ.

Đối với người cao tuổi như bà Nguyễn Thị Lan, ở Vĩnh Hưng, Hà Nội, việc TTKTM đã mang lại nhiều tiện ích đáng kể. Thay vì phải đạp xe đến bưu điện phường và chờ đợi để nhận lương hưu như trước đây, giờ đây tiền tự động chuyển vào tài khoản hằng tháng. Với tính năng nhận diện khuôn mặt trên điện thoại thông minh, bà có thể dễ dàng thanh toán khi đi chợ hay mua sắm mà không cần mang theo tiền mặt. Việc thanh toán các hóa đơn điện, nước cũng được thực hiện thuận tiện ngay tại nhà qua điện thoại.

gười tiêu dùng quét mã QR thanh toán tại một cơ sở ở xã Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 6 tháng đầu năm 2025, thanh toán không dùng tiền mặt lan tỏa ở cả hai khối công - tư, bên cạnh việc nâng cao trải nghiệm và thúc đẩy minh bạch hóa thị trường.

Ở khối dịch vụ công, đáp ứng chủ trương thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực công của Chính phủ, nhiều cơ quan Nhà nước và đơn vị công lập đã chuyển sang TTKTM. Các loại phí, lệ phí hành chính tại UBND, sở, ban, ngành đều đã được tích hợp thanh toán trực tuyến.

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, hiện gần 95% lượt thanh toán trông giữ phương tiện trên địa bàn đã không còn sử dụng tiền mặt, cho thấy sự thay đổi rõ nét trong thói quen di chuyển đô thị, đồng thời khẳng định hiệu quả của việc chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông công cộng. Tỷ lệ thanh toán hóa đơn tiền nước, tiền điện, dịch vụ hải quan, thuế… không dùng tiền mặt lên tới 99,9%...

Ở khối DN tư nhân, tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu về thanh toán điện tử, nhờ việc các chuỗi cửa hàng ngày càng phổ cập hình thức không dùng tiền mặt, đồng thời được thúc đẩy bởi loạt ưu đãi từ ngân hàng và tổ chức thẻ. Một số lĩnh vực khác như bán lẻ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định, nhờ nhu cầu chi tiêu thiết yếu của người dân vẫn ở mức cao.

Lợi ích kép từ thanh toán không tiền mặt

Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN, cho biết TTKTM tăng trưởng hết sức ấn tượng, trên 30 - 40%/năm.

Đến cuối năm 2024, tổng TTKTM đạt 17,7 tỷ giao dịch với giá trị 295,2 triệu tỷ đồng, gấp 26 lần GDP của Việt Nam. 5 tháng đầu năm 2025, tiếp tục có những bước tiến mới, tổng giao dịch tăng 45,44% về số lượng và 25,21% về giá trị so với cùng kỳ 2024. Đây là con số cực kỳ ấn tượng. Giao dịch bình quân trên đầu người của Việt Nam đã tiệm cận với Thái Lan, Ấn Độ và chỉ theo sau Trung Quốc.

Sự chuyển dịch này là thành quả của một quá trình diễn ra trong nhiều năm, và hiện đang bước vào giai đoạn tăng tốc khi có sự đồng thuận lớn từ Chính phủ, các nhà quản lý đến các đơn vị thực thi.

Giao dịch, TTKTM mang lại nhiều lợi ích, không chỉ là hình thức thanh toán nhanh, mà còn giúp số hóa dòng tiền và quản lý tài chính thông minh; thúc đẩy phát triển mobile banking, ví điện tử, thẻ, mã QR code, Vn Pay, thanh toán qua điện thoại; đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng; đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Ở góc độ vĩ mô, điều này giúp tiết giảm đáng kể chi phí in ấn, quản lý và lưu thông tiền mặt, tăng tốc độ xử lý giao dịch, đồng thời cải thiện hiệu quả sử dụng vốn và thúc đẩy vòng quay tiền nhanh hơn, mang lại lợi ích lớn cho toàn bộ nền kinh tế.

Việc TTKTM còn giúp chống lại việc thất thu thuế cho Nhà nước từ những giao dịch chui hoặc không minh bạch; giảm rủi ro rửa tiền, nói cách khác là kiểm soát và phát hiện các thanh toán phạm pháp.

TTKTM là một chủ trương lớn mà Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đang nỗ lực triển khai thực hiện và là một nội dung quan trọng trong thực hiện chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số. Các nghiệp vụ kế toán như ghi nhận doanh thu, chi phí cũng từng bước được số hóa và tự động hóa. Công nghệ AI cũng bắt đầu khai thác hiệu quả kho dữ liệu giao dịch từ hệ thống bán lẻ, góp phần tối ưu vận hành và thúc đẩy kinh tế số.

Dư địa thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam rất lớn

Việt Nam có hệ thống thanh toán rất hiện đại, đặc biệt thanh toán tài khoản đến tài khoản thuộc tốp đầu, khoảng thứ 5 - 7 thế giới. Hiện, tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng đạt 87%. Nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số. Hạ tầng công nghệ phát triển, cáp quang, công nghệ 5G tiến tới 6G... Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế. Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2024 tăng 15 bậc, xếp hạng 71/193. Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ… Theo các chuyên gia kinh tế, dư địa TTKTM tại Việt Nam là rất lớn.

Năm 2025 được xem là một dấu mốc quan trọng trong phát triển kinh tế số. Đây là thời điểm tổng kết Đề án phát triển TTKTM giai đoạn 2021 - 2025, cũng là thời điểm nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ sang mô hình kinh tế số toàn diện.

“Việt Nam đang có tiềm năng phát triển nền kinh tế số đáng kể. Với tốc độ tăng trưởng hằng năm 45%, mục tiêu 97% giao dịch TTKTM có thể đạt được vào năm 2030 nếu vượt qua được các rào cản về cơ sở hạ tầng và an ninh mạng, theo định hướng mà Chính phủ đề ra” - ông Sapan Shah - Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách mạng lưới chấp nhận thanh toán khu vực châu Á - Thái Bình Dương Mastercard nhận định.

NHNN cho biết, cả nước có khoảng 200 triệu tài khoản ngân hàng cá nhân đã được mở, tuy nhiên chỉ 113 triệu trong số đó đã được xác thực danh tính bằng sinh trắc học. Con số hơn 86 triệu tài khoản còn lại, vốn không phát sinh giao dịch trong thời gian dài, được xem là tiềm ẩn nhiều rủi ro và sẽ bị loại bỏ.

NHNN đã xây dựng kho dữ liệu tài khoản nghi ngờ lừa đảo. Các ngân hàng sẽ chủ động rà soát và khóa các tài khoản có dấu hiệu đáng ngờ trước khi quy định được áp dụng đồng bộ. Đây được xem là biện pháp mạnh nhằm làm sạch hệ thống tài khoản ngân hàng, đồng thời ngăn chặn tình trạng tội phạm công nghệ cao, gian lận tài chính trên môi trường số.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Từ ngày 1/7/2025, Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định, ngoại trừ một số trường hợp đặc thù do Chính phủ quy định thì mọi hàng hóa, dịch vụ mua vào không phân biệt giá trị (trên hay dưới 20 triệu đồng) chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi có chứng từ TTKTM. Các quy định này cũng đang trực tiếp thúc đẩy TTKTM, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng, tăng tính minh bạch trong quản lý tài chính, hỗ trợ thương mại điện tử và dịch vụ công, nâng cao năng suất lao động và tiết giảm chi phí xã hội.

TS Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

Thêm giải pháp hỗ trợ tiểu thương quản lý thanh toán không tiền mặt

Thêm giải pháp hỗ trợ tiểu thương quản lý thanh toán không tiền mặt

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nông sản Việt hưởng lợi lớn nhờ hiệp định EVFTA

Nông sản Việt hưởng lợi lớn nhờ hiệp định EVFTA

27 Jul, 03:20 PM

Kinhtedothi - Sau 5 năm thực thi, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng thương mại nông sản sang EU. EVFTA không chỉ là cơ hội, mà còn là chất xúc tác để tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, minh bạch và bền vững hơn.

Nông nghiệp Điện Biên đổi thay từ chuyển đổi cây trồng

Nông nghiệp Điện Biên đổi thay từ chuyển đổi cây trồng

27 Jul, 09:56 AM

Kinhtedothi - Biến đổi khí hậu khiến sản xuất nông nghiệp ở Điện Biên đối mặt nhiều rủi ro: đất đai bạc màu, năng suất giảm, sâu bệnh gia tăng. Trước thách thức ấy, người dân và chính quyền địa phương đang chuyển mình mạnh mẽ - từ cải tạo đất, chuyển đổi cây trồng đến ứng dụng công nghệ, hình thành những mô hình canh tác bền vững, thích ứng khí hậu và nâng cao thu nhập.

Giá xăng dầu hôm nay 27/7: đóng cửa ở mức thấp nhất

Giá xăng dầu hôm nay 27/7: đóng cửa ở mức thấp nhất

27 Jul, 08:58 AM

Kinhtedothi - Giá dầu thế giới đóng cửa ở mức thấp nhất trong ba tuần trở lại đây. Nguyên nhân do lo ngại trước những tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, cùng với dấu hiệu nguồn cung đang gia tăng...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ