Kinhtedothi - Nội dung của đợt thanh tra này là về việc chấp hành pháp luật về an toàn thông tin mạng và cung cấp dịch vụ nội dung của các nhà mạng.
Bộ TT&TT vừa có quyết định về việc thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về an toàn thông tin mạng và cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động của 3 nhà mạng: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng công ty Viễn thông MobiFone và Công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile.
Ảnh minh hoạ
Nội dung của đợt thanh tra này là về việc chấp hành pháp luật về an toàn thông tin mạng và cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động trong thời gian từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/10/2022. Trong trường hợp cần thiết có thể xem xét số liệu trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.
Vào cuối tháng 9/2022 vừa qua, Bộ TT&TT đã công bố kết luận kiểm tra hoạt động quản lý thông tin thuê bao, xử lý SIM có thông tin thuê bao không đúng quy định, SIM sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với 7 doanh nghiệp viễn thông di động (Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile, Gtel Mobile, ITel, Mobicast).
Trong đó nhiều sai phạm đã được chỉ ra, có thể kể đến như: Bán SIM đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước; chấp nhận đăng ký thông tin thuê bao bên ngoài điểm cung cấp dịch vụ viễn thông; quản lý chưa chặt chẽ dẫn tới vẫn còn tình trạng thông tin thuê bao không chính xác, không đầy đủ theo quy định ...
Tổng số tiền 7 doanh nghiệp viễn thông nói trên bị xử phạt là gần 3 tỷ đồng.
Kinhtedothi - Tấn công vào dịch vụ điện toán đám mây, tấn công chuỗi cung ứng, tấn công hệ thống ngôn ngữ lớn - LLM và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI là 4 xu hướng chính của an toàn thông tin năm nay cũng như giai đoạn tiếp theo.
Kinhtedothi - Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), trợ lý ảo đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Không chỉ các DN, hiện tại nhiều cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước đã ứng dụng AI, sử dụng trợ lý ảo hỗ trợ công việc hàng ngày.
Kinhtedothi - Bộ KH&CN vừa ban hành Thông tư nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc sử dụng băng tần E tại Việt Nam, tạo nền tảng thuận lợi để triển khai hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, từ đó góp phần xây dựng "đường cao tốc" vững chắc cho hạ tầng 5G Việt Nam.