Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo phát biểu tại buổi làm việc với Bộ KH&ĐT. Ảnh: Anh Quý

KTĐT - Chiều 15/8, tại buổi làm việc với Bộ KH&ĐT về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014, UBND TP Hà Nội đã kiến nghị Bộ tiếp tục hỗ trợ vốn, chính sách để TP có điều kiện thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị Quyết của Quốc hội và theo các quy hoạch đã được phê duyệt.
 
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo phát biểu tại buổi làm việc với Bộ  KH&ĐT.  Ảnh: Anh Quý
Kinhtedothi - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo phát biểu tại buổi làm việc với Bộ KH&ĐT. Ảnh: Anh Quý

Hỗ trợ nguồn lực để triển khai các dự án

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng, năm 2013, Chính phủ giao TP thu ngân sách cả năm 161.000 tỷ (trong số 58.000 tỷ đồng chi cân đối, chi cho đầu tư cơ bản chỉ được 23.000 tỷ), nhưng đến thời điểm ngày 15/7, mới thu được 74.000 tỷ đồng (bằng 45,8% dự toán). Theo phương án khả quan nhất mà TP tính toán cũng chỉ đạt 80% dự toán, hụt khoảng 40.000 tỷ đồng. "Đây là con số quá lớn, TP chưa nghĩ ra sẽ bù đắp bằng nguồn nào" - Phó Chủ tịch Nguyễn Huy Tưởng cho biết.

Xác định rõ khó khăn, năm 2014, Bộ Tài chính chỉ giao số thu cho Hà Nội là 120.250 tỷ đồng, (thấp hơn 29.000 tỷ đồng so với năm 2013). Như vậy, đồng nghĩa với việc chi cân đối ít đi, chỉ được 41.000 tỷ đồng. Trừ chi thường xuyên, chi đầu tư cho Hà Nội chỉ còn 13.000 tỷ đồng, do đó rất khó khăn trong việc thực hiện các dự án đầu tư. 

 
Kiến nghị giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp

Theo phản ánh của nhiều DN, hiện nay, tiền thuê đất phục vụ sản xuất kinh doanh quá cao, từ 5 - 10 lần so với trước, ảnh hưởng đến hoạt động. Để tháo gỡ khó khăn cho DN, Hà Nội đề nghị Bộ KH&ĐT báo cáo Chính phủ sửa đổi Nghị định 121/2010/ NĐ-CP ngày 30/12/2010, trên cơ sở giảm tỷ lệ % giá thuê đất và giá đất được xác định theo hướng ổn định trong một thời kỳ sản xuất kinh doanh để giảm bớt khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường thu hút đầu tư trong thời gian tới.
 
Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Huy Tưởng, để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn đầu tư, TP đã thực hiện chủ trương xã hội hóa, nhưng đến nay, các dự án được triển khai theo hình thức BT, BOT rất ít. Làm rõ thêm vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt cho biết, trên địa bàn Hà Nội có các hệ thống đê điều trọng điểm, nhưng thực tế thu hút DN vào lĩnh vực đầu tư nông nghiệp lại rất khó, chiếm chưa tới 10%.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn  Thế Thảo cho rằng, thực hiện Khoản 3, Điều 21 Luật Thủ đô: Các dự án đầu tư với một số công trình, dự án quan trọng có quy mô lớn thuộc lĩnh vực môi trường, giao thông, thủy lợi, phòng cháy chữa cháy do TP quản lý vượt quá khả năng cân đối ngân sách địa phương thì sẽ được Chính phủ xem xét hỗ trợ ngân sách T.Ư", song toàn bộ kinh phí chi cho cải tạo hệ thống đê điều, ngân sách T.Ư chi cho Hà Nội vẫn rất khiêm tốn so với các địa phương khác. Do đó, TP đề nghị T.Ư xem xét và Bộ KH&ĐT quan tâm bố trí vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ Hà Nội năm 2014 với số tiền 8.800 tỷ đồng.

Với các dự án phải sử dụng vốn ODA, hiện nay, một số dự án đã sử dụng nguồn vốn ban đầu sắp hết hạn, Hà Nội kiến nghị Bộ KK&ĐT hỗ trợ để Hà Nội làm việc với các nhà tài trợ xem xét ký kết các hiệp định bổ sung, trong đó có các dự án đầu tư các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn TP.Tháo gỡ cơ chế chính sách
Cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp là giải pháp để duy trì nguồn thu ngân sách bền vững. Trong ảnh: Lắp ráp linh kiện tại Công ty Sumi-Hanel. Ảnh: Huy Hùng
Cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp là giải pháp để duy trì nguồn thu ngân sách bền vững. Trong ảnh: Lắp ráp linh kiện tại Công ty Sumi-Hanel. Ảnh: Huy Hùng
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo khẳng định, TP luôn quan tâm đến công tác GPMB, nhưng hiện nay, tiến độ GPMB gặp nhiều khó khăn trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Một mặt, Hà Nội sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp để thúc đẩy tiến độ, nhưng cũng cần có sự hỗ trợ về mặt cơ chế chính sách từ phía T.Ư trong vấn đề thay đổi nhà đầu tư, các hình thức hợp tác đầu tư, hợp đồng chuyển nhượng một phần dự án hoặc toàn bộ dự án, các văn bản chưa đồng bộ, thống nhất. Hiện nay, các quy định này chưa được rõ ràng và còn nhiều vướng mắc khi áp dụng. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, TP cũng đề nghị Bộ KH&ĐT theo thẩm quyền có thể ban hành ngay một thông tư riêng hướng dẫn nội dung nêu trên để các nhà đầu tư, địa phương có căn cứ thực hiện. Ngoài ra, cần xây dựng văn bản Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu... nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công, phòng chống tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng.

Chia sẻ những khó khăn mà Hà Nội đang gặp phải, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh đánh giá cao những đề xuất của Hà Nội và nhấn mạnh, những cơ chế chính sách mà Hà Nội kiến nghị sẽ là cơ sở để Bộ KH&ĐT tham mưu, đề xuất Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội phát triển bền vững. Đối với các dự án thuộc phần ngân sách T.Ư, Bộ trưởng gợi ý, Hà Nội nên chọn ra những công trình lớn, quan trọng để Bộ rà soát, xin ý kiến Chính phủ trình Quốc hội bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ. 

 
Năm 2014, Hà Nội đặt mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khoảng 8,5 - 9,5%, đi đôi với giữ vững ổn định kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư, phát triển văn hóa - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.