Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014 về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn khi có các căn cứ sau: “Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”. Và việc thay đổi người trực tiếp nuôi con từ đủ 7 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con.Vì vậy, khi bạn muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, bạn và chồng cũ của bạn có thể thỏa thuận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con để phù hợp với lợi ích của con. Con trai bạn 10 tuổi thì việc thay đổi người nuôi dưỡng phải hỏi ý kiến của con. Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con gồm: Đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con; Bản án ly hôn; Sổ hộ khẩu, Chứng minh Nhân dân; Giấy khai sinh của con; Các tài liệu chứng minh bạn có đủ điều kiện nuôi con và thay đổi nuôi con là vì đảm bảo lợi ích của con.Tòa án có thẩm quyền là TAND quận/ huyện nơi bị đơn (chồng cũ của bạn) đang cư trú, làm việc.
Câu hỏi bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Báo Kinh tế & Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội; Email: bandoc@ktdt.com.vn