Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thế giới vẫn chưa vượt qua “ám ảnh”

KTĐT - Ngày 9/8/2007, tin tức về nợ xấu từ ngân hàng Pháp BNP Paribas đã lập tức khiến chi phí đi vay trên thị trường tài chính toàn cầu tăng mạnh. Kể từ đó, thuật ngữ “khủng hoảng tín dụng” được hình thành và khiến hàng nghìn tỷ USD bốc hơi, đẩy kinh tế thế giới bước vào một giai đoạn khó khăn kéo dài.
 Bùng phát vào năm 2007 nhưng các chuyên gia cho rằng, gốc rễ của cuộc khủng hoảng tín dụng đã hình thành trong giai đoạn 2004  - 2006 khi lãi suất tại Mỹ nhảy vọt từ 1% lên 5,35%, gây ra vụ vỡ bong bóng bất động sản tồi tệ nhất trong lịch sử. Giữa tháng 7, sau khi Ngân hàng đầu tư Bear Stearns bị các ngân hàng khác từ chối giải cứu, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke đã cảnh báo cuộc khủng hoảng tín dụng này có thể khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới thiệt hại hơn 100 tỷ USD. Ngay sau tuyên bố của Paribas ngày 9/8, các ngân hàng T.Ư châu Âu đã lập tức bơm 95 tỷ Euro và trong vài ngày sau đó 108,7 tỷ Euro khác tiếp tục được bơm vào thị trường. Bất chấp các nỗ lực cắt giảm lãi suất của hệ thống ngân hàng toàn cầu, đầu tháng 10/2007, khủng hoảng tín dụng đã càn quét khắp thế giới với những nạn nhân đầu tiên. UBS – ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ đã thua lỗ 3,4 tỷ USD, lần lượt sau đó là sụp đổ của các gã khổng lồ của ngành tài chính toàn cầu như Lehman Brothers, Washington Mutual,…
 
Chi nhánh Standard Chartered ở Mỹ có nguy cơ bị buộc phải ngưng hoạt động

 

Chặng đường mà thế giới rơi vào khủng hoảng tín dụng cho thấy chính việc Chính phủ các nước Âu Mỹ luôn đứng sau các định chế tài chính này, sẵn sàng “giơ tay ra đỡ” bất cứ khi nào, thậm chí là mua lại phần lớn cổ phần để quốc hữu hóa nếu cần thiết. Mặc dù, biện pháp này giúp giảm phần nào sự mất cân đối giữa tài sản và nợ vay nhưng dẫn đến một nguy cơ lớn hơn là nguồn tiền mà Chính phủ dùng để cứu trợ các ngân hàng và bơm các gói kích thích kinh tế chủ yếu là ngân sách Nhà nước, tiền đi vay. Chính thu không đủ bù chi đã dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách trầm trọng, hình thành nên những tác nhân đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ công.

Giữa lúc thế giới nhìn lại chặng đường 5 năm đã qua của khủng hoảng tín dụng, hệ thống ngân hàng Mỹ và châu Âu – nguồn sống của thị trường tài chính toàn cầu lại đang gặp phải những vấn đề mới. Ngân hàng Anh Standard Chartered chi nhánh tại Mỹ đang vướng phải các cáo buộc rửa tiền cho Iran với thiệt hại có thể lên tới hàng chục tỷ USD. Ngoài ra, một loạt các ngân hàng lớn khác của Đức, Thụy Sĩ đều lâm vào cảnh thua lỗ nặng đã buộc các chuyên gia phải đặt ra câu hỏi về vai trò của các ngân hàng T.Ư toàn cầu. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục suy thoái và sức ép nợ tăng cao, cách thức giải quyết khủng hoảng tốt nhất hiện nay là phối hợp giữa các quốc gia trong việc giảm thiểu tác động của cắt giảm ngân sách, hỗ trợ vốn… Trên cơ sở đó, thế giới mới vượt qua được những tác động của khủng hoảng tài chính đã “ám ảnh” kinh tế toàn cầu suốt 5 năm qua.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ