Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Theo dòng thể thao: Điều lạ kỳ

Kinhtedothi - World Cup 2018 có quá nhiều điều lạ kỳ. Công nghệ VAR đã mang đến một sự thay đổi quá lớn về chuyên môn.

Nó giúp các trọng tài có công nghệ sửa sai và World Cup ít sai lầm mang tính lịch sử hơn. Nhưng, một sự kiện vô tiền khoáng hậu đã diễn ra ở giải đấu lần này khi ĐT Nhật Bản giành vé đi tiếp nhờ “chơi đẹp” hơn đối phương. Điều lệ của FIFA quy định, khi hai đội bóng bằng điểm và có chỉ số phụ như nhau thì việc phân định thắng thua được tính trên tiêu chí fair-play. Đội bóng nào có điểm số fair-play cao hơn sẽ giành vé đi tiếp. Thế mới có chuyện, kết thúc vòng đấu bảng, có điểm số và hiệu số bằng với Nhật Bản nhưng Senegal vẫn bị loại bởi lý do, họ nhận số thẻ vàng nhiều hơn đối thủ (6 so với 2).

 

Có một nghịch lý đã xảy ở loạt trận cuối cùng bảng H. Cả hai đội Senegal và Nhật Bản cùng để thua 0 - 1 trước Colombia, Ba Lan nhưng lại xảy ra một kịch bản hoàn toàn trái ngược. Senegal cuống cuồng dồn lên tấn công nhằm tìm bàn gỡ và bất thành. Trong khi đó, Nhật Bản dùng mọi tiểu xảo để bảo toàn tỷ số thua 0 - 1 trước Ba Lan. Bởi nếu kết quả được giữ nguyên, Nhật sẽ đi tiếp nhờ ít hơn đối thủ 2 thẻ vàng.

Nhiều người đã chỉ trích ĐT Nhật Bản không thể hiện tinh thần thượng võ ở trận đấu cuối cùng. Một đội bóng chơi câu giờ, không thể nói là đẹp. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, cái cách ĐT Nhật Bản dùng tiểu xảo làm ảnh hưởng đến thương hiệu của nền bóng đá nước này. Người ta cũng trách cứ FIFA đưa ra quy định chẳng giống ai khi phân định thắng thua nhờ số thẻ phạt nhiều hay ít. Nhưng, ở một góc độ khác, người ta thấy nỗ lực của FIFA trong việc thay đổi thể thức và hình ảnh của World Cup. Nhưng đứng ở góc độ tích cực, thì với những quyết định lạ đời này, FIFA đang cổ vũ cho một thứ bóng đá ít bạo lực và khởi sự cho những giá trị mới trong bóng đá.

FIFA đang cố gắng thay đổi. Họ chấp nhận đối diện với áp lực để mang đến một World Cup minh bạch và công bằng hơn. Dù nhiều người, nhiều đội bóng không hài lòng, nhưng chắc chắn một điều, World Cup và bóng đá sẽ thay đổi rất nhiều sau những quyết định chưa từng có trong lịch sử của FIFA.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cặp vận động viên Dancesport Việt Nam giành giải vô địch Thế vận hội Trung niên 2025

Cặp vận động viên Dancesport Việt Nam giành giải vô địch Thế vận hội Trung niên 2025

28 May, 05:46 PM

Kinhtedothi - World Masters Games (Thế vận hội Trung niên) là sự kiện thể thao quốc tế đa môn dành cho các vận động viên từ 30 tuổi trở lên, được tổ chức bốn năm một lần dưới sự điều phối của Hiệp hội Thể thao Quốc tế dành cho Người lớn tuổi (IMGA). Mục tiêu của sự kiện là khuyến khích lối sống năng động, khỏe mạnh và bền vững cho mọi người, bất kể trình độ chuyên môn hay quốc tịch.

Cơ chế vượt trội để đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao

Cơ chế vượt trội để đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao

26 May, 05:09 AM

Kinhtedothi - Nhằm hướng đến mục tiêu phát triển thể thao Hà Nội nâng tầm quốc tế, Luật Thủ đô 2024 quy định mức thưởng bổ sung đối với huấn luyện viên (HLV), vận động viên (VĐV) lập thành tích tại giải thể thao thành tích cao của khu vực và quốc tế.

Đánh thức công trình văn hóa, thể thao còn “đắp chiếu”

Đánh thức công trình văn hóa, thể thao còn “đắp chiếu”

14 May, 05:08 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh nhiều công trình văn hóa, thể thao rơi vào cảnh “xây xong rồi… đắp chiếu”, không phát huy hết công năng, gây lãng phí nguồn lực, các chuyên gia cho rằng cần phải có tư duy quản trị mới theo hướng công trình công – quản trị tư.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ