Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Phương án nào được lựa chọn nhiều nhất?

Kinhtedothi – Tính đến thời điểm hiện tại, kết quả lấy ý kiến về phương án số môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ GD&ĐT chủ trì thực hiện cho thấy: Phương án 3+2 (thi 3 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn) được sự đồng thuận cao nhất.
Bộ GD&ĐT đang xin ý kiến về 3 phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Bộ GD&ĐT đang xin ý kiến về 3 phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Thông tin từ Bộ GD&ĐT cho biết: Trước đó, Bộ GD&ĐT lấy ý kiến cán bộ, giáo viên các trường THPT trên cả nước, xin ý kiến lãnh đạo các Sở GD&ĐT về hai phương án.

Phương án 1, lựa chọn 4+2: Thí sinh phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Thí sinh học chương trình GDTX (nhóm thí sinh này không phải học bắt buộc môn Ngoại ngữ) phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc 3 môn (Ngữ văn, Toán, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Phương án này có khoảng 30% người tham gia khảo sát ủng hộ.

Phương án 2, lựa chọn 3+2: Thí sinh phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc 3 môn (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Lịch sử).

Thí sinh học chương trình GDTX (nhóm thí sinh này không phải học bắt buộc môn Ngoại ngữ), thí sinh phải thi 4 môn, gồm thi bắt buộc 2 môn (Ngữ văn, Toán) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Với phương án 3+2, có khoảng 70% người ủng hộ.

Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá tác động về lựa chọn phương án 4+2 tại TP Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang, có thêm nhiều ý kiến đề xuất về lựa chọn 2 + 2. 

Cụ thể: Đối với thí sinh học chương trình THPT và chương trình GDTX cấp THPT, phải thi 4 môn, gồm thi bắt buộc 2 môn gồm Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Ngoại ngữ và Lịch sử).

Phương án này được đánh giá làm giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn); Số buổi thi 3 buổi giảm 1 số buổi thi so với hiện nay; Không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh; phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em; tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em. 

Thí sinh được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp phát huy năng lực sở trường; tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét vào các cơ sở giáo dục đại học. Song phương án này theo đánh giá có thể ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ - hai môn hiện nay đang là môn bắt buộc học.

Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục xin ý kiến các địa phương, chuyên gia về số lượng môn thi phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 theo 3 phương án lựa chọn gồm 4+2, 3+2 và 2+2.

Bộ GD&ĐT thông tin về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ GD&ĐT thông tin về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thấu hiểu bản thân để chọn ngành phù hợp

Thấu hiểu bản thân để chọn ngành phù hợp

01 Apr, 04:08 PM

Kinhtedothi – Không ít học sinh lớp 12 vẫn băn khoăn khi chọn ngành, chọn trường hoặc lo lắng không biết ngành mình chọn có bị lạc hậu trong vài năm tới hay không. Các chuyên gia đã gợi mở để học sinh tự đưa ra câu trả lời và có niềm tin vào chính mình.

Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

30 Mar, 09:04 AM

Kinhtedothi – Trong phương án tuyển sinh đại học năm 2025 của một số trường xuất hiện nhiều “tổ hợp lạ” khi tổ hợp xét tuyển không có môn cốt lõi của ngành học. Đại diện Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà trường điều chỉnh xét tuyển để gắn giáo dục đại học với giáo dục phổ thông.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ