Tham dự buổi tọa đàm có đại diện Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế); Trung tâm đấu tranh sinh học (Viện bảo vệ thực phẩm – Bộ NN&PTNT); Viện Y học cổ truyền Quân đội và một số DN sản xuất, kinh doanh sản phẩm đông trùng hạ thảo (ĐTHT) tại Việt Nam.
Nhộn nhạo thị trường ĐTHTĐTHT là một trong những thảo dược có tính bổ dưỡng và giá trị cao. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm ĐTHT giá rẻ, khi đưa đi kiểm nghiệm thì hàm lượng dược chất không cao. Theo chia sẻ của một số DN, có tới 70% các sản phẩm ĐTHT trên thị trường là hảng giả, hàng kém chất lượng. Điều này cho thấy, vẫn còn những “lỗ hổng” trong việc quản lý và kiểm soát chất lượng.PGS.TS Nguyễn Thị Chính - Giám đốc Công ty TNHH Nấm linh chi, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam cho biết, hiện nay ở một số nơi tại Việt Nam và Trung Quốc, ĐTHT được làm giả rất nhiều, thậm chí người Trung Quốc còn không thể phân biệt được. Vì vậy, việc phân biệt sản phẩm cần căn cứ vào hàm lượng policentins và một số loại dược chất khác.Trên thực tế, mặc dù có nguồn gốc từ Tây Tạng (Trung Quốc) nhưng ĐTHT đã được một số DN Việt Nam và nước ngoài nghiên cứu, nuôi trồng thành công, cho chất lượng tương đương với ĐTHT khai thác từ tự nhiên. Bà Nguyễn Thị Hồng - Giám đốc Công ty Cổ phần Dược thảo Thiên Phúc cho biết, hiện có sự chênh lệch giá cả rất lớn giữa ĐTHT và ĐTHT đang nuôi trồng ở Việt Nam. Nguyên nhân do ĐTHT Cordyceps militaris ở ngoài tự nhiên có số lượng rất ít, muốn nuôi, muốn khai thác thêm cũng không được. Do hiếm nên giá thành rất cao. Trong khi đó, chủng Cordyceps militaris có thể nuôi trồng được tại Việt Nam, chất lượng không thấp hơn, nhưng do nuôi trồng được nên giá cả thấp hơn rất nhiều.Theo TS Phạm Văn Nhạ - Giám đốc Trung tâm đấu tranh sinh học (Viện bảo vệ thực phẩm – Bộ NN&PTNT), hiện hoạt động khai thác ĐTHT có 2 nguồn chính, đó là tự nhiên và nuôi cấy. Khó có thể so sánh về chất lượng của hai nguồn này, bởi dược chất trong ĐTHT phụ thuộc rất nhiều vào cách sơ chế và bảo quản sản phẩm.
Cần chính sách hỗ trợ DNTrước thực trạng sản phẩm ĐTHT tràn lan trên thị trường khiến người tiêu dùng không biết đặt niềm tin vào sản phẩm nào, tại buổi tọa đàm, các DN đề xuất cần có một cơ chế hỗ trợ DN hoạt động trong lĩnh vực này. Theo Bác sĩ Hà Văn Khánh - Giám đốc Công ty TNHH thảo dược Tam Đảo, việc kiểm nghiệm chất lượng ĐTHT nên được kiểm soát một cách công tâm, minh bạch để đảm bảo sự công bằng giữa các DN. Đồng tình với quan điểm này, TS Phạm Văn Nhạ cho rằng, DN có thể lựa chọn được chủng nấm tốt, tuy nghiên quá trình nuôi cấy, môi trường không tốt, thì sản phẩm chất lượng cuối cùng cũng không thể tốt. TS. Trần Lập Công - Thầy thuốc ưu tú, Bs chuyên khoa 2, Viện Y học cổ truyền Quân đội cũng phân tích, để người tiêu dùng chấp nhận và tin dùng sản phẩm ĐTHT, bản thân DN cũng phải đầu tư việc tự kiểm định chất lượng. Khi DN chủ động đánh giá chất lượng sản phẩm của mình thì người tiêu dùng mới nhìn vào đó để tin và dùng sản phẩm được.Theo TS Phạm Hưng Củng - Nguyên vụ trưởng vụ Y học Cổ truyền – Bộ Y tế, để hoạt động quản lý được minh bạch và đảm bảo, bản thân các DN phải chủ động minh bạch thông tin về chủng, giống, quá trình nuôi trồng, muôi trường nuôi trồng ĐTHT phải đạt chuẩn. Thực tế vẫn tồn tại những DN không ý thức được hậu quả của việc đưa sản phẩm kém chất lượng ra thị trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, có 5 việc DN cần minh bạch, gồm: Minh bạch nuôi trồng có chủng, loại, có nguyên sinh thì coi là ĐTHT. Minh bạch chứng nhận kiểm nghiệm hàm lượng adenosin. Minh bạch tên. Minh bạch công bố sản phẩm theo ATTP đã yêu cầu. Cuối cùng là minh bạch về giá.
Trên thế giới có khoảng hơn 500 chủng ĐTHT trong khi ở Việt Nam có khoảng 40 loài; riêng đỉnh Fansipan có khoảng 10 chủng ĐTHT, mỗi chủng có hoạt chất và tác dụng riêng.