Thị trường nông sản: Khi có bàn tay kết nối của Nhà nước

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khi dưa hấu, hành tím của nông dân 2 tỉnh Quảng Nam và Sóc Trăng bán rẻ như cho, thì...

Kinhtedothi - Khi dưa hấu, hành tím của nông dân 2 tỉnh Quảng Nam và Sóc Trăng bán rẻ như cho, thì nhiều người đã lo ngại cho cho vụ vải thiều của Bắc Giang và Hải Dương. Nhưng bây giờ, vải đã vào chính vụ, nỗi lo đó đã được giải tỏa khi có bàn tay  kết nối của nhà nước.

Hiệu quả cách làm mới trong câu chuyện cũ 

Tháng Ba, thị trường nông sản cả nước “nóng” với việc hơn 100 nghìn tấn dưa hấu của nông dân Quảng Nam bán rẻ như cho. Chưa hết dưa hấu l
ại đến chuyện 500 nghìn tấn hành tím của nông dân Sóc Trăng “đắp chiếu”. 

Người Việt Nam quả biết cách vượt qua hoạn nạn. Mỗi tổ chức, cá nhân góp sức nhỏ bé chung tay cùng nông dân. Hàng trăm bài báo được đăng nói về những khó khăn của nông dân từ vùng trồng, đến cửa khẩu ùn ứ nông sản và cả những tấm lòng thiện nguyện của những sinh viên bán dưa giúp nông dân. Lúc đầu, t
ại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố, sau lan rộng ra một số cơ quan, chính quyền địa phương cũng bán dưa hỗ trợ nông dân. Hành tím cũng vậy. 

 
Điểm bán dưa hấu 214 Nguyễn Xiển (Thanh Xuân) ủng hộ miền trung từ ngày đầu đến nay
Điểm bán dưa hấu 214 Nguyễn Xiển (Thanh Xuân) ủng hộ miền Trung từ ngày đầu tháng Tư đến nay vẫn duy trì bán mỗi ngày 1 tấn.
Một chị bán dưa hấu ủng hộ miền Trung tại 214 đường Nguyễn Xiển, Thanh Xuân cho biết: Hồi đầu số lượng bán dưa được nhiều hơn, có những ngày chị bán trên 10 tấn/ngày. Nhưng bây giờ, tuy có nhiều điểm bán dưa hấu ủng hộ thì chị vẫn bán được trên 1 tấn/ngày. Chỉ riêng đường Nguyễn Xiển cũng có đến gần chục hàng bán dưa hấu ủng hộ miền Trung với giá chỉ từ 6.000 – 7.000 đồng/kg.

Như vậy, câu chuyện cũ “được mùa, mất giá” bao năm qua trong nông nghiệp, cứ lặp đi lặp lại bao mùa, nhưng chỉ xuất phát từ hành động thiện nguyện của các bạn trẻ sinh viên đã mở ra cơ hội tiêu thụ dưa hấu nói riêng và nông sản cho nông dân nói chung.

Bằng khẩu hiệu “Mỗi trái dưa một tấm lòng” của những tổ chức cá nhân bán dưa thiện nguyện đưa ra đã làm lay động những trái tim của nhà quản lý, những cơ quan chức năng. Sau khi Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đi kiểm tra việc xuất khẩu thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Lạng Sơn và có sự chỉ đạo các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị thu mua, bán dưa và hành tìm cho nông dân. 

Kể từ đó các siêu thị mới thu mua, bán dưa cũng như hàng tím cho nông dân. Và cũng từ đó người Hà Nội và những thành phố lớn mới được ăn dưa hấu giá rẻ gấp từ 3 – 4 lần so với trước đó.

Ngoài hệ thống siêu thị thì cũng kể từ đó, trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều điểm bán dưa, hành tím ủng hộ nông dân. Phóng viên đã có buổi dạo quanh thị trường, trên địa bàn Hà Nội hiện tại đã có nhiều điểm người dân vẫn bán dưa hấu ủng hộ nông dân miều Trung. 

Chỉ tính từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5/2015, trên địa bàn Hà Nội đã tiêu thụ hơn 100 tấn dưa của bà con nông dân Quảng Ngãi. Và hàng chục nghìn tấn dưa hấu đã được thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc mà không gặp thêm trở ngại nào.

Quả vải thiều đi đến nhiều nước... bởi cơ quan chức năng sớm vào cuộc

Khác với câu chuyện của dưa hấu, hành tím, quả vải thiều đã được báo chí nói nhiều đến ngay tại thời điểm cả nước đang tìm đường giải phóng dưa và hành. Cũng từ những bài báo đó mà các bộ, ngành tích cực vào cuộc đẩy mạnh xúc tiến thương mại với nhiều nước trên thế giới.

 
Điểm bán vải trong Big C luôn đông người mua.
Điểm bán vải trong Big C luôn đông người mua.
Cùng với việc xúc tiến thương mại thì các cơ quan chức năng cũng nhanh chóng đến vùng vải hỗ trợ, tập huấn cho nông dân kỹ thuật chăm sóc vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

 Ngày 30/5, Công ty TNHH Ánh Dương Sao đã thực hiện chiếu xạ và xuất khẩu lô vải thiều đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Sau đó, ngày 10/6, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Rồng Đỏ cũng sẽ chiếu xạ và xuất lô vải đầu tiên sang Australia, từ đó các doanh nghiệp đã đẩy mạnh xuất khẩu sang cả hai thị trường mới trên, cũng như mở rộng ra các thị trường mới ở 6 nước, chủ yếu các nước trong khu vực châu Á như: Nhật Bản, Malaysia, Australia, Mỹ, Israel, Singapore.

Đến nay, hầu hếu người dân tại các nước rất đón nhận quả vải thiều của Việt Nam, với chất lượng ngon, giá cả phải chăng. Riêng tại thị trường Mỹ hiện nay mỗi kg vải thiều đang có giá 200.000 đồng.  

Bên cạch thị trường mới, thị trường Trung quốc mùa này cũng vẫn là thị trường nhập khẩu quả vải cao nhất. Chỉ tính riêng cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã thông quan hơn 13 nghìn tấn vải với tổng giá trị trên 6,5 triệu USD. Trung bình mỗi ngày, có khoảng 800 tấn vải được xuất đi mà không gặp trở ngại nào. 

Theo vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, tổng sản lượng vải thiều năm nay của 2 tỉnh là Bắc Giang và Hải Dương đạt trên 200.000 tấn. Trong đó, tiêu thụ nội địa khoảng 60%, tương ứng 120.000 tấn, số còn lại sẽ xuất khẩu. Để chuẩn bị cho việc tiêu thụ vải thiều thuận lợi, Bộ Công Thương đã kết nối cung - cầu giữa vùng sản xuất với hệ thống phân phối nội địa, trong đó xác định thị trường phía Nam vẫn là khu vực tiêu thụ nội quan trọng, chiếm khoảng 43% tổng sản lượng vải bán trong nước.

Chung tay với nông dân vùng trồng vải, sáng ngày 5/6 Sở Công thương Hà Nội đã tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại kết nối giao thương tiêu thụ vải hỗ trợ người dân tỉnh Hải Dương. 

Sở đã chỉ đạo các ban quản lý chợ, nhất là các chợ đầu mối rau quả tích cực hỗ trợ bán vải thiều trong mùa chín rộ. Đối với các trung tâm thương mại, siêu thị, ngoài việc tổ chức bán tại các điểm kinh doanh tại Hà Nội.

Ngoài các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ thành phố Hà Nội cũng đã chủ động tạo điều kiện cho bà con tiểu thương kinh doanh vải thiều trên các tuyến phố, nhằm tạo thuận cho người tiêu dùng mua sắm.

Theo  ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, nếu làm tốt được khâu quản lý thị trường và lưu thông thì Hà Nội có thể tiêu thụ được hàng chục nghìn tấn vải thiều năm nay.

Ghi nhận việc tiêu thụ vải trên địa bàn Hà Nội, phóng viên đã dạo quanh thị trường tự do trên các tuyến phố, chợ và siêu thị. 

Hiện tại, các siêu thị trên địa bàn đều đã bày bán vải thiều. Có nơi bán vải thiều của Bắc Giang, nơi bán vải thiều Hải Dương, nhưng cũng có nơi tập trung tiêu thụ vải cho bà con vùng ngoại thành Hà Nội.

Tất cả các chợ, các tuyến phố được cho phép bà con tiểu thương kinh doanh, buôn bán vải thiều thì vải được bày bán rất nhiều, với nhiều phương tiện khác nhau. Nhiều người chở cả xe ô tô đứng bán, chủ yếu ở vùng ngoại thành, những tuyến phố xa trung tâm không gây ùn tắc giao thông. Một chị bán vải thiều tại đường Nguyễn Xiển cho biết, khi thành phố cho phép bán vải bên lề đường đã tạo thuận lợi cho chị yên tâm không phải lo chạy bị các các lực lượng bắt vì vi phạm luật giao thông. Cũng nhờ thế mà mỗi ngày chị bán được từ 1 - 2 tạ vải. 
Thị trường nông sản: Khi có bàn tay kết nối của Nhà nước - Ảnh 1
Trên đường Nguyễn Xiển được Hà Nội cho phép bán dưa và vải ủng hộ nông dân vùng trồng luôn có trên chục điểm bán 2 loại trái cây này.
Trên đường Nguyễn Xiển có đến khoảng chục hàng bán vừa dưa hu, vải thiều ủng hộ nông dân. Theo những tiểu thương, hiện nay giá bán vải thiều trên địa bàn Hà Nội khá mềm từ 10.000 – 20.000 đồng/kg, tùy theo quả to, nhỏ và đẹp mã hay không. 

Nhiều tiểu thương chia sẻ, giá vải vào chính vụ năm nay mua tại vườn từ 7.000 – 10.000 đồng/kg. Do nhiều doanh nghiệp thu mua nên năm nay khó có thời điểm vải xuống giá quá thấp chỉ có 1.000 – 2.000 đồng/kg như mọi năm.

Để có được nhiều lợi nhuận từ kinh doanh vải, nhiều tiểu thương đã lựa chọn cách mua vải cả cây, sau đó tự thu hái và vận chuyển đi bán. Như vậy nhà vườn không mất phí thuê người hái vải và người kinh doanh sẽ có giá mua mềm hơn.

Như vậy, từ sau trái dưa hấu, củ hành tím và bây giờ là vải thiều đang tiêu thụ một cách thuận lợi c
ở thị trường nội địa, thị trường thế giới, điều này khẳng định thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam là khá lớn. Không chỉ người dân tin tưởng vào sản phẩm nông sản Việt mà ngay cả những người nước ngoài khi mới ăn sản phẩm của Việt Nam cũng đánh giá cao về chất lượng hàng hóa. 

Điều ghi nhận ở đây chính là, nếu mọi sản phẩm từ nông sản đến các hàng hóa khác đều có bàn tay kết nối của nhà nước thì thị trường sẽ được lưa thông thuận lợi. Tư thương cũng không có cơ hội ép giá người sản xuất, và sẽ không còn cảnh ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu như vẫn thường xảy ra.