Ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị ngày mùng 5 Tết Tân Sửu (16/2) tại hệ thống chợ truyền thống như chợ Hôm Đức Viên, Thành Công, Kim Liên, Ngã Tư Sở... các mặt hàng rau xanh, thịt, thủy hải sản chỉ tăng khoảng 10 - 15% so với những ngày áp Tết. Hiện thịt bò thăn loại I ở mức 290.000 - 330.000 đồng/kg; gà lông 110.000 - 130.000 đồng/kg; tôm sú 350.000 - 500.000 đồng/kg (tùy loại); cá chép từ 65.000 - 80.000 đồng/kg, cá trắm cỏ từ 60.000 - 85.000 đồng/kg. Riêng mặt hàng thịt lợn giữ giá ổn định trước, trong và sau Tết, hiện giá thịt lợn thăn ở mức 140.000 - 170.000 đồng/kg.Tương tự các loại, rau, củ, quả, trái cây chỉ tăng nhẹ so với ngày thường, hiện rau bắp cải 7.000 - 10.000 đồng/kg, su hào 2.000 - 4.000 đồng/củ, xà lách 15.000 - 20.000 đồng/kg, cà chua 10.000 - 15.000 đồng/kg, khoai tây 12.000 - 20.000 đồng/kg, súp lơ 10.000 - 15.000 đồng/cây, rau muống 7000 - 10.000 đồng/mớ. Lý giải nguyên nhân rau xanh tăng giá, một số tiểu thương cho biết: Những ngày này nhiều gia đình tổ chức liên hoan tân niên nên nhu cầu sử dụng nấm, rau xanh tăng cao trong khi nguồn cung còn hạn chế.Tại hệ thống siêu thị, giá rau xanh, thực phẩm khá ổn định. Cụ thể, tại hệ thống siêu thị Big C, Hapro Mart su hào 6.700 đồng/kg; nấm kim châm 19.800 đồng/gói; dưa chuột 15.900 đồng/kg; cà chua 6.400 đồng/kg. Thịt lợn bắp giò 109.000 đồng/kg; nạc vai 125.000 đồng/kg; sườn 155.000 đồng/kg; cá chim đen 115.000 đồng/kg; đùi gà, cánh gà CP 72.500 - 75.900 đồng/kg… Giám đốc truyền thông Tập đoàn Central Retail Việt Nam Nguyễn Thị Bích Vân cho biết: Từ ngày mùng 2 Tết, hệ thống siêu thị Big C tại Hà Nội đã mở cửa bán hàng. Hiện kho hàng của Big C miền Bắc đã được chuẩn bị đầy đủ cả hàng tươi và hàng đông lạnh. Đồng thời Big C cam kết bán thịt lợn không lợi nhuận qua đó ngăn chặn tình trạng tăng giá bất hợp lý.Đánh giá của Bộ Công Thương việc dự trữ hàng hóa trong dịp Tết Tân Sửu vừa qua, tại các TP lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... cho thấy: Mặc dù nhu cầu mua sắm lương thực, thực phẩm hàng tiêu dùng tăng khoảng 10 - 12% so với Tết Canh Tý nhưng các DN đã dự trữ lượng hàng tăng 20 - 25% so với các tháng trong năm; Đồng thời liên tục tổ chức chương trình giảm giá, khuyến mại nên giá cả hàng hoá không tăng nhiều so với ngày thường. Một số siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài như AEON, Circle K mở cửa xuyên Tết hoặc khai trương sớm từ sáng mùng 2 Tết đã hạn chế được tâm lý mua tích trữ của người dân.Quyền giám đốc Sở Công Thương HàNội Trần Thị Phương Lan cho biết: Mặc dù UBND TP Hà Nội đã dừng việc hỗ trợ DN vốn dự trữ hàng bình ổn giá, nhưng các DN bán lẻ bằng nguồn vốn tự có vẫn dự trữ những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu nên cơ bản đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của người dân. “Chẳng hạn Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã dự trữ 8 nhóm hàng bình ổn gồm dầu ăn, gạo, đường, thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, trứng gia cầm… trị giá trên 200 tỷ đồng”- bà Lan nêu ví dụ.Đẩy mạnh phòng dịch Covid-19Cùng với việc đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa, không để khan hàng sốt giá, công tác phòng chống dịch Covid-19 đã được các siêu thị, chợ đẩy mạnh triển khai.Trong những ngày qua, tất cả các hệ thống siêu thị, chợ truyền thống đã kích hoạt chế độ chống dịch Covid-19, đồng loạt thực hiện 5K mà Thủ tướng Chính phủ đề ra. Đối với các nhân sự tiếp xúc khách hàng bắt buộc đeo khẩu trang, găng tay; khu vực tính tiền, thang máy, quầy dịch vụ của các siêu thị dán vạch giãn cách 2 mét, bố trí bảo vệ túc trực yêu cầu khách đeo khẩu trang, đo thân nhiệt và khử khuẩn tay. Hầu hết các siêu thị đã lắp thêm tấm chắn ngăn cách giữa khách hàng với nhân viên quầy thanh toán.Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung cho biết: Co.opmart đã tăng cường biện pháp phòng dịch ở cấp độ cao nhất, đồng thời khởi động quy trình kiểm soát dịch bệnh từ khâu nhập đến phân phối, đẩy mạnh bán hàng trực tuyến qua đó hạn chế người dân tập trung đông. Tại hệ thống chợ truyền thống, công tác phòng chống dịch Covid-19 cũng được Ban quản lý chợ triển khai dưới nhiều hình thức như: Dán pano áp phích, thông báo qua loa phát thanh, đo thân nhiệt, phun thuốc khử khuẩn phương tiện ra vào... Giám đốc Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam Đỗ Quang Sơn khẳng định: Ban quản lý cương quyết ngăn chặn người không đeo khẩu trang, không sát khuẩn tay, không đo thân nhiệt vào chợ mua hàng, đến nay gần như 100% tiểu thương, người dân đi mua sắm tại chợ đầu mối phía Nam đều đeo khẩu trang khi mua sắm.
Nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trước đại dịch Covid-19 khi đi mua sắm, Sở Công Thương đã yêu cầu các siêu thị, chợ triển khai đầy đủ các hoạt động phòng, chống dịch. Cụ thể, bắt buộc nhân viên phục vụ và người dân đến mua sắm phải đeo khẩu trang, thực hiện rửa tay sát khuẩn, bố trí các điểm thanh toán hợp lý để giãn khoảng cánh.Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan |