1. Ánh sáng
Ánh sáng tốt là điều vô cùng quan trọng để giúp cho mắt không bị căng thẳng hay mỏi mệt khi làm việc. Một chỗ ngồi gần cửa sổ thì sẽ rất tốt cho việc lưu thông ánh sáng và tạo điều kiện cho một tinh thần làm việc hiệu quả. Bạn có thể sử dụng thêm các loại đèn bàn để “hỗ trợ” thêm cho đôi mắt khi khu vực làm việc của mình bị khuất bóng hoặc thiếu ánh sáng tự nhiên.
Thêm một hoặc hai chiếc đèn với kiểu dáng ấn tượng, phù hợp với phong cách trang trí chung của phòng khách là cách tuyệt vời để kết nối góc nhỏ này với vẻ đẹp chung của không gian.
Bên cạnh đó, góc làm việc còn có thể trở thành điểm nhấn kiến trúc đặc sắc, mang lại vẻ đẹp độc đáo cho bất kỳ không gian sinh hoạt chung nào nếu bạn khéo léo bố trí.
2. Không gian
Bạn có thể "tùy ý" lựa chọn một góc làm việc ở bất kỳ gian phòng nào, ở một vị trí thích hợp giúp bạn có nhiều cảm hứng hơn khi làm việc cũng như làm việc được hiệu quả hơn. Không nhất thiết là tách biệt một căn phòng, tạo sự yên tĩnh, riêng tư tối đa để bạn hoàn toàn tập trung giải quyết các công việc hàng ngày.
Bởi khi làm việc, bạn vẫn muốn được nhìn thấy mọi người trò chuyện, đi lại hay làm những việc riêng trong nhà. Hoặc khi làm việc, bạn vẫn muốn theo dõi những đứa con của mình học bài hay vui chơi trong phòng. Chỉ với những lý do đơn giản này, bạn bố trí một góc làm việc đẹp mắt và tiện lợi ngay trong phòng khách là giải pháp không thể tuyệt vời hơn.
Góc làm việc có thể đặt ở phía sau sofa, nơi mọi người thường "bỏ qua" này sẽ được tận dụng triệt để cho việc đặt thêm một chiếc bàn, một chiếc ghế để tạo nên không gian làm việc xinh xắn. Tuy nhiên, vị trí này chỉ tiện lợi với những người sử dụng không gian làm việc vào buổi tối hay khi nhà không có khách để đảm bảo sự tập trung cũng như tính riêng tư cho người làm cũng như sự vui vẻ, thoải mái cho người trò chuyện.
Nếu muốn tạo hẳn một khoảng diện tích để làm việc yên tĩnh, bạn nên chọn một góc trong phòng ăn, phòng khách hay kể cả phòng ngủ. Điều bạn cần làm là hãy cố gắng phân tách góc làm việc của mình với không gian khác trong gia đình, ví dụ có một tấm rèm che, một cây xanh hay góc ít người lui tới.
Nếu căn phòng đã có sẵn kệ sách, bạn nên tạo thêm nét đẹp bắt mắt, duyên dáng cho góc làm việc bằng cách treo thêm tranh lên tường, thêm lọ hoa tươi nhỏ xinh trên bàn. Thêm một chiếc ghế nhỏ cùng tông với nội thất xung quanh giúp không gian nhỏ luôn giữ được sự gọn gàng và kết nối liền mạch về màu sắc.
3. Giữ nguyên thời gian biểu
Mặc dù làm việc ở nhà nhưng hãy bắt đầu bằng việc tuân thủ lịch trình giống hệt khi bạn đến làm việc tại văn phòng. Hãy cố gắng thức dậy đúng giờ, làm những việc bạn thường làm để sẵn sàng cho công việc. Bạn có thể lập danh sách việc cần làm mỗi ngày.
Về trang phục, bạn nên mặc quần áo như thể bạn sẽ đến văn phòng sau đó, ngồi vào không gian làm việc của bạn và bắt đầu hoạt động như bạn vẫn thường làm tại công sở vào những ngày bình thường.
Dù dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp khi cố gắng tạo những góc làm việc thoải mái tại nhà bạn sẽ có tinh thần lao động sẽ hăng say để hoàn thành nhiệm vụ, chung tay đẩy lùi dịch bệnh.