Hướng đến sản phẩm chất lượng cao
Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu về công tác cải tạo, nâng cao chất lượng giống bò thịt. Hiện nay, tổng đàn bò lai hướng thịt toàn TP là 119.400 con, trong đó bò lai Sind chiếm 60% và bò lai hướng thịt có năng suất, chất lượng cao như Brahman, Droughtmaster, BBB, Angus chiếm gần 35%. Hà Nội cũng là địa phương tiên phong cả nước nhập khẩu, lai tạo và nhân rộng giống bò thịt BBB (Bỉ), vừa cung cấp thêm nguồn thực phẩm dồi dào cho thị trường Thủ đô vừa giúp nông dân nâng cao thu nhập.Trại chăn nuôi bò Wagyu tại tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Tạ Văn Tường |
Với mong muốn đưa ngày càng nhiều giống bò chất lượng cao về chăn nuôi trên địa bàn TP, mới đây, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội tiếp tục nhập giống bò Wagyu, giống bò đã làm nên thương hiệu thịt bò Kobe Nhật Bản nổi tiếng thế giới đưa vào lai tạo. Theo đánh giá, bò Wagyu có chất lượng thịt ngon, thơm nhẹ, vị béo quyện, mỡ chứa nhiều Omega3 rất tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, giá thịt bò Kobe Nhật rất cao, lên tới 5,5 – 8 triệu đồng/kg, trong khi giá thịt bò Kobe sản xuất tại Mỹ, Australia khoảng 2,5 triệu đồng/kg thịt loại 1. Ở Việt Nam, bò lai F1 Wagyu nuôi tại tỉnh Lâm Đồng hiện có giá từ 0,5 - 2,7 triệu đồng/kg.
Tháng 2/2017, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã chính thức đưa vào lai tạo giống bò Wagyu. Theo lãnh đạo Trung tâm, đây là giống bò có nguồn gen quý, giá thành nhập khẩu tinh cao, chi phí sản xuất lớn nên đối tượng lai tạo là bò cái nền cũng được chọn lọc kỹ lưỡng. Cụ thể, bò cái nền phải đạt yêu cầu về trọng lượng từ 300kg trở lên, có khả năng sinh sản tốt. Đối với hộ chăn nuôi phải có kỹ thuật khá cũng như điều kiện kinh tế. Đến nay, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã cấp 1.750 liều tinh cho các dẫn tinh viên, trong đó phối được trên 800 liều và có trên 400 bò cái đã có chửa.Chuyên nghiệp hóa sản xuấtĐánh giá của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho thấy, thời gian qua, mặc dù tình hình chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn do tình trạng rớt giá thê thảm nhưng chăn nuôi bò vẫn giữ được ổn định. Vì vậy, nhiều nông dân mong muốn được chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò Wagyu. Tuy nhiên, theo bà Phan Thị Thanh, thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập, huyện Mê Linh, hộ đang nuôi hai con bò BBB, cần phải có DN tham gia bao tiêu sản phẩm cho nông dân mới bền vững được, nhất là đối với thịt bò chất lượng cao Wagyu, không nên nuôi theo phong trào.Nắm bắt được tâm tư của người nông dân, đồng thời hướng tới xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm thịt bò chất lượng cao Kobe “made in Hà Nội” một cách bền vững, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã mời gọi một số DN tham gia bắt tay với người chăn nuôi. Cụ thể, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại và dịch vụ Đại Dương, Công ty TNNH đầu tư và phát triển Nam Thái sẽ phối hợp cung cấp nguồn giống và Công ty CP Đầu tư sản xuất Bảo Ngọc Akito bao tiêu sản phẩm đầu ra. Đây cũng là chuỗi liên kết khép kín đầu tiên trong lĩnh vực chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Hà Nội. Ông Phạm Gia Hưng – Giám đốc Kinh doanh của Công ty CP Đầu tư sản xuất Bảo Ngọc Akito cho biết, việc liên kết sẽ hạn chế rủi ro từ cách làm không theo kế hoạch và tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho người chăn nuôi.Nhằm lựa chọn kỹ các hộ tham gia chuỗi liên kết chăn nuôi bò Wagyu, mới đây, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tổ chức giới thiệu, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi giống bò này cho gần 300 hộ nông dân tại 5 xã có tổng đàn bò thịt lớn nhất TP. Đó là các xã Minh Châu (Ba Vì), Thượng Cốc (Phúc Thọ), Lệ Chi, Văn Đức (Gia Lâm) và Tự Lập (Mê Linh). Theo đó, thời gian đầu, bà con nông dân tham gia mô hình sẽ nuôi bê con khoảng 12 tháng, sau đó DN thu mua đưa về nuôi tập trung theo quy trình kỹ thuật đặc thù tại Ba Vì rồi giết mổ, bán ra thị trường. Chắc chắn, trong tương lai không xa, người tiêu dùng Thủ đô sẽ có cơ hội được thưởng thức món thịt bò Kobe “made in Hà Nội” với giá rẻ hơn so với sản phẩm nhập khẩu.Đến thời điểm hiện tại đã có một số nước lai tạo và nuôi dưỡng thành công giống bò Wagyu như Nhật, Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan. Tại Việt |