Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thời gian, địa điểm thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội

Kinhtedothi - Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội vừa có thông báo chính thức về kế hoạch thi Đánh giá năng lực học sinh THPT (HSA) kỳ 1, thời gian từ tháng 2 đến tháng 4/2022.

Đối tượng dự thi là học sinh hoàn thành chương trình THPT có nguyện vọng đăng ký dự thi; tuân thủ nghiêm túc quy định phòng dịch của chính quyền địa phương (nếu có): Tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng dịch Covid-19, xét nghiệm Covid-19 nếu có yêu cầu.

Lịch thi có thể thay đổi và bổ sung theo cấp độ phân vùng phòng dịch Covid-19. Cụ thể như sau:

Thời gian, địa điểm dự kiến kỳ thi ĐGNL của ĐH Quốc gia Hà Nội (kỳ 1)

Kỳ thi thứ nhất từ tháng 2 đến tháng 4/2022 sẽ được tổ chức tại các địa phương: Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa. Công tác tổ chức thi đảm bảo phòng dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.

Kỳ thi thứ hai từ tháng 5 đến tháng 8/2022 sẽ tiếp tục được mở rộng đến các tỉnh thành Nghệ An, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh (thời gian được thông báo trước 30/3/2022 theo diễn biến phòng dịch Covid-19).

Để đăng ký dự thi, thí sinh đăng nhập tài khoản tại địa chỉ http://khaothi.vnu.edu.vn/và chọn ca thi tương ứng. Thí sinh cũng cần lưu ý thời gian mở ca thi và địa điểm dự thi.

Thí sinh nộp lệ phí trực tuyến trong 96 giờ kể từ khi đăng ký ca thi, nếu không sẽ bị hủy. Lệ phí dự thi năm 2022 là 300.000 đồng/thí sinh/ca thi. Thí sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách đề nghị miễn giảm lệ phí đăng ký dự thi có thể gửi minh chứng về hòm thư điện tử: khaothi@vnu.edu.vn và nộp các minh chứng trên tại phòng thi khi đến dự thi.

Công tác giám sát kỳ thi ĐGNL năm 2021
Công tác giám sát kỳ thi ĐGNL năm 2021

Kỳ thi ĐGNL năm 2022 của ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến thu hút 70.000 đến 90.000 thí sinh, nhiều gấp 7-9 lần năm 2021. Thí sinh làm bài thi ĐGNL trên máy tính trong thời gian từ 195 - 199 phút gồm 3 phần với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (lựa chọn đáp án) và câu hỏi điền đáp án về các lĩnh vực Toán học (50 câu hỏi, 75 phút), Văn học - Ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút), Khoa học tự nhiên - xã hội (50 câu hỏi, 60 phút). Ngoài ra, phần 1 và phần 3 sẽ có thêm 1 - 3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm.

Sau khi làm xong bài, thí sinh sẽ biết điểm luôn trên máy và nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi. Kết quả này hiện có thể sử dụng để xét tuyển vào khoảng 50 trường đại học.

Cảnh báo trục lợi từ kỳ thi đánh giá năng lực ĐH

Cảnh báo trục lợi từ kỳ thi đánh giá năng lực ĐH

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thấu hiểu bản thân để chọn ngành phù hợp

Thấu hiểu bản thân để chọn ngành phù hợp

01 Apr, 04:08 PM

Kinhtedothi – Không ít học sinh lớp 12 vẫn băn khoăn khi chọn ngành, chọn trường hoặc lo lắng không biết ngành mình chọn có bị lạc hậu trong vài năm tới hay không. Các chuyên gia đã gợi mở để học sinh tự đưa ra câu trả lời và có niềm tin vào chính mình.

Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

30 Mar, 09:04 AM

Kinhtedothi – Trong phương án tuyển sinh đại học năm 2025 của một số trường xuất hiện nhiều “tổ hợp lạ” khi tổ hợp xét tuyển không có môn cốt lõi của ngành học. Đại diện Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà trường điều chỉnh xét tuyển để gắn giáo dục đại học với giáo dục phổ thông.

Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025: “Gỡ rối” trước kỳ thi THPT

Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025: “Gỡ rối” trước kỳ thi THPT

29 Mar, 10:14 PM

Kinhtedothi - Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trước nhiều thay đổi của kỳ thi cũng như công tác tuyển sinh đại học, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ