Có những thói quen hàng ngày có thể chính là thủ phạm gây ra tình trạng này, hãy xem bạn có thường xuyên “mắc lỗi” này hay không nhé!
1. Lười vận động
Công việc văn phòng khiến bạn thường xuyên phải ngồi nhiều là lý do để cơ thể ít vận động. Theo lý thuyết, cơ thể được tạo nên để vận động. Để cơ thể trong trạng thái “tĩnh” thường xuyên và liên tục sẽ khiến quá trình vận động dừng lại tại một số nơi trên cơ thể. Khả năng đốt cháy calorie suy giảm từng phút, lượng enzyme chuyển hóa mỡ sụt đến 90% và hệ lụy đầu tiên sẽ là hiện tượng mỡ “đóng đô” tại vùng bụng.
2 . Ăn đồ ăn nhanh
Loại đồ ăn này có sức “cuốn hút” rất lớn bởi màu sắc và mùi vị của chúng đều hấp dẫn, chúng đem lại sự tiện lợi nhất định song về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bánh, sữa, kem, KFC, nước ngọt… đều giàu năng lượng, nhiều đạm, nhưng lại ít vitamin, chất xơ và khoáng chất. Nếu kết thân với chúng trong thời gian dài, ngoài thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất, thì nguy cơ thừa cân, béo phì cũng rất cao. Tình trạng này sẽ kéo theo sự xuất hiện của một số bệnh lí nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường…
3. Ăn khi bạn buồn, giận
Bạn có thấy mình thường ăn một cách lơ đễnh khi cảm xúc tiêu cực? Lần tới, cố gắng làm điều gì khác thay vì ăn gấp đôi lượng phô mai và khoai tây chiên khi bực tức gì đó. Ăn theo cảm xúc không làm bạn cảm thấy tốt hơn. Điều duy nhất bạn nhận được từ thực hiện thói quen này là chất béo tích trữ trong bụng nhiều thêm.
Cách tốt nhất để chống lại phản ứng này khi stress là uống một cốc nước, trò chuyện với một người bạn hay đi dạo thư giãn. Lựa chọn một hoạt động không bao gồm việc ăn giúp bạn có thể ngăn bản thân mình nạp thêm lượng calo khi cảm thấy dễ xúc động.
4. Luôn trong tình trạng căng thẳng
Khi bị stress, cơ thể sản xuất ra cortisol – một hoocmon khuyến khích cơ thể bám vào chất béo xung quanh bụng làm vùng bụng “đột nhiên” tăng kích thước. Phụ nữ bị stress sẽ khó có được một giấc ngủ ngon, điều này làm gián đoạn việc sản xuất leptin, các hoocmon giúp điều chỉnh sự thèm ăn và chuyển hóa. Đó là lý do tại sao chúng ta ăn nhiều hơn khi mệt mỏi và thèm chất béo từ đồ ăn nhanh.
5. Thường xuyên ăn không đúng bữa
Bỏ bữa gây ra các rối loạn về tiêu hóa, trong khi, nhai thức ăn không kĩ và uống ít nước dễ dẫn đến các bệnh về đường ruột, khó tiêu, khiến vùng bụng trở nên “ấm ức” và phình to ra. Thời gian lý tưởng để ăn sáng là 30 phút hoặc 1h sau khi thức dậy, bữa trưa cách bữa sáng 3-4h, bữa tối nên cách giờ đi ngủ 2-3h sẽ không gây béo bụng. Nếu thấy đói vào trước lúc đi ngủ, bạn có thể uống sữa không đường hoặc một ly nước trái cây.
6. Thiếu ngủ
Lý tưởng nhất người lớn nên ngủ khoảng 7-9 tiếng mỗi đêm. Khi bạn không ngủ đủ, lượng cortisol (hoóc môn gây căng thẳng) tăng lên và khiến bạn thèm thực phẩm có đường. Vì vậy, rất khó thoát khỏi béo bụng nếu bạn vẫn giữ thói quen thường xuyên ngủ ít.
Để duy trì mức độ cortisol bình thường, cố gắng ngủ đủ mỗi đêm. Nhờ cách này, bạn có thể cân bằng lượng cortisol đồng thời thúc đẩy sản xuất leptin, một loại hoóc môn giúp cơ thể kiểm soát sự thèm ăn.
7. Uống nhiều nước ngọt
Theo các nhà nghiên cứu, dùng một hay hai lon soda mỗi ngày khiến vòng eo của bạn tăng nhanh hơn ít nhất 5 lần so với người hoàn toàn không uống loại nước giải khát này trong vòng một tuần.
Lý do nằm ở lượng đường cao trong soda kích thích bạn thèm ăn, vì thế bạn ăn nhiều hơn trong mỗi bữa. Nước ngọt chỉ làm bạn ngon miệng nhưng không hề làm bạn đỡ khát. Chế độ ăn có soda không tốt còn bởi chúng chứa chất ngọt nhân tạo - thứ có thể tăng cảm giác thèm ăn, cũng như đường. Vì vậy, nếu bạn luôn cần một thức uống nào đó, hãy chọn các loại tốt cho sức khỏe như nước trái cây tươi hay một cốc nước chanh và lá bạc hà.