Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thông qua chủ trương về quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội

Kinhtedothi - Chiều 2/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương về quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội.

Quy chế tuân thủ quy định Luật Kiến trúc năm 2019; Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy định khác của pháp luật có liên quan; phù hợp với định hướng Điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; phù hợp với định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn xây dựng, Quy hoạch được phê duyệt.

Các đại biểu tham gia biểu quyết thông qua chủ trương về quy chế quản lý kiến trúc TP Hà Nội

Mục tiêu quản lý kiến trúc, cảnh quan và thực hiện quy hoạch được duyệt, kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang đô thị theo định hướng phát triển kiến trúc, bảo vệ cảnh quan, bản sắc văn hóa dân tộc, đặc trưng kiến trúc Thủ đô Hà Nội; cụ thể hóa các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng để quản lý kiến trúc đô thị phù hợp với điều kiện thực tế của Thủ đô Hà Nội và của từng khu vực quản lý trên địa bàn thành phố...

Nguyên tắc quản lý kiến trúc: tuân thủ Luật Kiến trúc và các quy định khác của pháp luật có liên quan, phù hợp với định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam và điều kiện thực tế tại Thủ đô; phù hợp định hướng quy hoạch chung, quy hoạch phân khu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. 

Cùng đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa của nhân dân, xây dựng các khu vực phát triển, văn minh, giữ gìn bản sắc, tiến tới thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn; góp phần xây dựng nền kiến trúc tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.

Quản lý kiến trúc cần phải tính đến các đặc điểm, đặc thù của từng khu vực, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống. Việc xây dựng công trình phải được quản lý chặt chẽ, đồng bộ về kiến trúc, không gian cảnh quan; bảo đảm chức năng hoạt động hiệu quả, mỹ quan, an toàn, hài hòa với tổng thể xung quanh.

Đối với các khu đất có điều kiện tổ chức công trình cao tầng điểm nhấn, cần được quy định cụ thể trong các khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù hoặc thiết kế đô thị được cấp thẩm quyền phê duyệt. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiến trúc và xây dựng công trình kiến trúc tại thành phố Hà Nội. Phạm vi lập quy chế trong địa giới hành chính của thành phố Hà Nội với tổng diện tích khoảng 3.359,84km2.

Một số nội dung chính của quy chế: quy định về quản lý kiến trúc đối với toàn bộ khu vực lập quy chế; quy định quản lý đối với các khu vực có yêu cầu đặc thù; định hướng kiểm soát không gian, kiến trúc, cảnh quan; yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc; quy định về quản lý kiến trúc các loại hình công trình; quy định về quản lý kiến trúc công trình hạ tầng kỹ thuật; quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị; quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc.

Hà Nội thông qua Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy

Hà Nội thông qua Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hoàn thiện hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành Vườn di sản ASEAN

Hoàn thiện hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành Vườn di sản ASEAN

11 Apr, 08:06 PM

Kinhtedothi - Sáng 11/4, tại Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Nam Định về công tác bảo tồn đa dạng sinh học và tiến độ hoàn thiện hồ sơ đề cử VQG Xuân Thủy trở thành Vườn di sản ASEAN.

Lịch tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Lịch tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

11 Apr, 05:11 PM

Kinhtedothi - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội vừa ban hành văn bản số 31/ĐĐBQH - VP về việc tổ chức tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đơn vị bầu cử số 1, số 3, đồng thời cũng ban hành văn bản số 33/ĐĐBQH - VP về việc thay đổi thời gian và địa điểm tiếp xúc cử tri trước kỳ hoph thứ 9 đơn vị số 5, số 10.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ