Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thu ngân sách 7 tháng tăng khá nhưng chưa bền vững

Kinhtedothi- Kết quả thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 7 tháng có thể thấy kinh tế có dấu hiệu dần hồi phục nhưng chưa đồng đều, bền vững giữa các khoản thu, sắc thuế, địa bàn, thị trường, ngành nghề, lĩnh vực.

Thông tin từ Tổng cục Thuế, thu ngân sách 7 tháng đầu năm 2024 mặc dù đạt khá. Tuy nhiên, số thu đạt khá chủ yếu tập trung tại các khoản thu thuế TNDN, lợi nhuận chênh lệch của các DN sản xuất, kinh doanh và khối các công ty xổ số, chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước do cơ bản đến nay đã thu xong 4/5 kỳ. Nếu không kể 3 khoản này thì thu nội địa do cơ quan thuế quản lý mới đạt được 62,3% dự toán.

Kết quả thu NSNN 7 tháng có thể thấy kinh tế có dấu hiệu dần hồi phục nhưng chưa đồng đều

“Kết quả thu NSNN 7 tháng có thể thấy kinh tế có dấu hiệu dần hồi phục nhưng chưa đồng đều, bền vững giữa các khoản thu, sắc thuế, địa bàn, thị trường, ngành nghề, lĩnh vực”- đại diện Tổng cục Thuế đánh giá.

7 tháng, cơ quan Thuế cũng triển khai các chính sách về thuế hỗ trợ người dân, DN. Cụ thể, thực hiện giảm mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn, dầu hỏa, nhiên liệu bay theo Nghị quyết 42/2023/UBTVQH15 ngày 18/12/2023 của UBTVQH (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) ước tính giảm thu NSNN 7 tháng đầu năm 2024 khoảng 19.792 tỷ đồng. Trong đó, giảm thuế BVMT đối với nhiên liệu bay ước tính làm giảm thu NSNN khoảng 1.151 tỷ đồng; Giảm thuế BVMT đối với mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn ước tính làm giảm thu NSNN khoảng 18.641 tỷ đồng. Giảm tiền thuê đất năm 2023 theo Quyết định số 25/2023/QĐ - TTg của TTg ngày 3/10/2023 (có hiệu lực từ ngày 20/11/2023), ước tính làm giảm thu NSNN 7 tháng đầu năm 2024 khoảng 2.372 tỷ đồng.

Giảm thuế GTGT theo nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội dựa trên cơ sở dữ liệu người nộp thuế kê khai thuế GTGT đầu ra tại phụ lục giảm thuế đính kèm các tờ khai có kỳ tính thuế đến ngày 21/06/2024 của người nộp thuế được giảm do thực hiện Nghị quyết số 110/2023/QH15 là  87.109 tỷ đồng.

Thực hiện gia hạn nộp thuế theo Nghị định số 64/2024/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024. Nghị định số 65/2024/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước ngày 17/06/2024 Chính phủ, kết quả tính đến cuối tháng 7 ước tổng số thuế, tiền thuê đất thuộc diện được gia hạn khoảng 32.100 tỷ đồng.

 

Bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng:  vẫn nhiều tranh cãi

Bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: vẫn nhiều tranh cãi

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

06 Apr, 04:17 PM

Kinhtedothi- Năm 2025 là năm cuối thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, năm tăng tốc, bứt phá và về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIV của Đảng; đồng thời chuẩn bị tốt nền tảng sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

06 Apr, 04:16 PM

Kinhtedothi- Kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025. Kết quả tăng trưởng này đã vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 do thế giới biến động nhanh, nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

06 Apr, 03:08 PM

Kinhtedothi- Thực hiện Chương trình số 02-CTr/ TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025” kinh tế Thủ đô đã ghi nhận sự phục hồi tích cực. Hà Nội đang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ