Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thư rác Viagra tăng 'dữ dội' trong năm 2010

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Động cơ "vì tiền" của giới hacker ngày càng lộ rõ khi các trang web chuyên về tài chính, mua bán, thanh toán tiếp tục bị tấn công lừa đảo nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2010, bản báo cáo giữa năm của BitDefender Labs cảnh báo.

KTĐT - Động cơ "vì tiền" của giới hacker ngày càng lộ rõ khi các trang web chuyên về tài chính, mua bán, thanh toán tiếp tục bị tấn công lừa đảo nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2010, bản báo cáo giữa năm của BitDefender Labs cảnh báo.

Bên cạnh đó, các hãng phần mềm nổi tiếng như Adobe, Microsoft cũng nhiều phen "muối mặt" khi chưa có bản vá kịp thời cho các lỗ hổng cực kỳ nghiêm trọng bên trong sản phẩm của mình.

Cụ thể, theo báo cáo "Mối đe doạ Internet toàn cầu 6 tháng đầu năm 2010", số vụ tấn công phishing nhằm vào website của các tổ chức tài chính chiếm tới 70%. Các mạng xã hội với lượng người dùng đông đảo như MySpace, Facebook cũng càng ngày càng trở nên nguy hiểm khi bị kẻ xấu lợi dụng, cấy mã độc, đánh cắp tài khoản hay dội bom tin nhắn rác. "PayPal và eBay là nơi những kẻ lừa đảo, mạo danh hoành hành dữ dội nhất. Ngân hàng HSBC xếp thứ ba trong khi Facebook - ngôi sao đang lên của thế giới web 2.0 đứng ở vị trí thứ tư", các chuyên gia của BitDefender cho biết.

World Cup 2010 và đợt lũ lụt nghiêm trọng tại Goatemala là hai trong nhiều sự kiện thời sự bị hacker lợi dụng nhiều nhất để phát tán thư rác có chứa kèm mã độc. Chính hành động này của chúng khiến số lượng thư rác có thời điểm lên tới 86% tổng số thư người dùng Internet nhận được. Các thư rác về y tế như quảng cáo thuốc giả, thuốc tăng lực Viagara cũng tăng vọt, chiếm tới 66% .

Các chuyên gia BitDefender cảnh báo rằng chính việc người dùng rò rỉ thông tin cá nhân của mình lên mạng một cách vô tình hoặc cố ý đã góp phần vào "thành công" của giới tội phạm. Đặc biệt là khi những thông tin cá nhân này luôn được public thường xuyên kèm theo hình ảnh và dữ liệu cá nhân trên các mạng xã hội.

Bên cạnh đó, BitDefender cũng khuyến cáo các hãng phần mềm nổi tiếng luôn phải cảnh giác với các lỗ hổng còn tồn tại của mình. Tin tặc đang khai thác tối đa các lỗ hổng Zero day từ nhiều phần mềm nổi tiếng như trình duyệt Internet Expolorer, Adobe Reader, Adobe Flash Player để thực hiện những hành vi xấu. Thậm chí nó còn được dùng để tấn công các công ty lớn như Google, Adobe và RackSpace.