“Chúng tôi kiến tạo trước kết là tạo nên một khuôn khổ thể chế pháp luật tốt nhất để sát với kinh tế thị trường theo định hướng của Việt Nam. Kiến tạo có nghĩa là tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư và người dân để có thể phát triển tốt nhất quyền tự do con người.
Và kiến tạo phải chủ động hơn nữa trong việc ứng phó với những biến đổi của kinh tế thế giới mà trước hết hiện nay đó là ổn định kinh tế vĩ mô, giữ vững môi trường đầu tư kinh doanh. Một chính phủ hành động là phải cải cách xuất sắc, kịp thời hơn đối với sự biến đổi của kinh tế hiện hành.” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam ở mức khá từ 6 - 7 %/năm, chỉ số tăng trưởng này sẽ tiếp tục ổn định ở những năm tiếp theo. Và theo dự báo trong giai đoạn 2016 - 2050, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ nằm trong Top đầu tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, theo đó bảng xếp hạng của Việt Nam sẽ tăng khoảng 12 từ vị trí 32 hiện nay lên 20 vào năm 2050.
Ở khu vực Châu Á thì Việt Nam luôn ứng phó chủ động không để tình huống xấu xảy ra trong đầu tư, kinh doanh cũng như những vấn đề khác. Chính vì vậy, chủ động là một kiến tạo mà Chính phủ Việt Nam đặt ra đối với phát triển kinh tế và các lĩnh vực quan trọng khác nhằm góp phần làm cho môi trường kinh doanh tốt hơn nữa trong thời gian tới.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 24.000 dự án đầu tư ở ngoài nước tại trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số vốn đầu tư trên 320 tỷ USD là minh chứng về việc Việt Nam hội nhập. Nhà đầu tư tin tưởng ở Việt Nam trước hết là ổn định về thể chế chính trị trong nước và mối quan hệ hữu nghị, hợp tác đối với quốc tế.
APEC được tổ chức lần thứ 2 ở Việt Nam chứng tỏ Việt Nam là một nước hội nhập quốc tế sâu rộng và chính sách mở cửa hợp tác. Việt Nam đã ký 12 hiệp định tự do trên thế giới, khu vực và tiếp tục tham gia vào 4 hiệp định tự do mới để có thể hội nhập sâu rộng hơn nữa với kinh tế thế giới.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu phát triển tích cực trong thời gian qua, nhưng trước những biến đổi không ngừng của thế giới trong thời gian tới. Đặc biệt là những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra nhiều thách thức đối với Việt Nam, để có thể duy trì và phát triển hơn nữa theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Việt Nam sẽ tập trung vào vấn đề cải cách pháp chế, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính.
“Chính phủ triển khai nhiều biện pháp cải cách sáng tạo, trong đó là cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực. Vấn đề thể chế đang đặt ra mạnh mẽ trong cải cách ở Việt Nam, trong năm 2017 đã cắt bỏ trên 5.000 thủ tục hành chính, mang lại lợi ích lớn về thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp, cắt giảm các loại chi phí, giảm lãi suất ngân hàng, tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh.” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Theo đó, trong thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục tiến hành cải cách các thể chế pháp luật, để phát triển kinh tế theo định hướng của Kinh tế thị trường và theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam mạnh mẽ hơn, mang lại môi trường đầu tư tốt nhất cho nhà đầu tư kể cả trong nước và quốc tế.