Thủ tướng Lào trực tiếp chỉ đạo việc cứu hộ vụ vỡ đập khiến gần 200 người mất tích

Nguyễn Phương (Theo CNN, Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã trực tiếp chỉ đạo cứu hộ vụ vỡ đập thủy điện ở tỉnh Attapeu khiến gần 200 người mất tích vào đêm 23/7.

Hãng thông tấn nhà nước Lào cho biết, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã hoãn cuộc họp thường kỳ tháng 8 của chính phủ để tới thị sát và trực tiếp chỉ đạo khắc phục sự cố, cũng như cứu trợ cho các đồng bào sau vụ vỡ đập tại tỉnh Attapeu.
 Ít nhất 100 người đã mất tích sau vụ vỡ đập thủy điện tại Lào đêm 23/7.
Vụ việc xảy ra ở quận San Sai ở phía đông nam tỉnh Attapeu đã khiến 5 tỷ mét khối nước, tương đương với số nước tại 2 triệu bể bơi Olympic.
Thảm họa vỡ đập đã ảnh hưởng đến ít nhất 6 làng ở huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu. Đập thủy điện này do Công ty Năng lượng Xepian-Xe Nam Noy Xe Namnoy (PNPC) xây dựng từ tháng 2/2013 đưa vào hoạt động trong năm nay với tổng chi phí xây dựng ước tính khoảng 1,02 tỷ USD.

Chính quyền tỉnh Attapeu tuyên bố địa phương đang cần được cứu trợ khẩn cấp cho các nạn nhân tại huyện Sanamxay sau vụ vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy đang trong quá trình xây dựng. Chính phủ Lào cho biết nhà chức trách đã nhanh chóng cử lực lượng cứu hộ tới giúp sơ tán người dân tại huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu.

 Khoảng 6.000 người dân được cho là đã mất chỗ ở sau sự cố này.

Chính quyền tỉnh kêu gọi các tổ chức chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, lực lượng vũ trang và người dân chung tay hỗ trợ các nạn nhân trong thảm họa này. Hiện nay, các nạn nhân đang cần khẩn cấp quần áo, nước uống, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm.

Những chiếc thuyền đã được đưa tới để giúp người dân khi mực nước tăng lên. Khoảng 6.000 người dân được cho là đã mất chỗ ở sau sự cố này.

Một đoạn video đăng tải trên Facebook cho thấy người dân đang đứng xem dòng nước chảy siết từ bên kia của một bờ sông.

Các nhóm môi trường đã lên tiếng lo ngại về tham vọng thủy điện của Lào khi quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển này có kế hoạch xây dựng một số con đập.

Đặc biệt, lo ngại còn được đưa ra đối với tác động lên sông Mekong, hệ thực vật, động vật của sông này và các cộng đồng sinh sống tại đây.