Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thủ tướng May: Anh sẽ mất tên trên bản đồ thế giới nếu Quốc hội bác thỏa thuận Brexit

Nguyễn Phương (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 6/1, Thủ tướng Theresa May cảnh báo nếu Quốc hội bác bỏ thỏa thuận Brexit, nước Anh sẽ trở thành vùng lãnh thổ không có tên trên bản đồ thế giới.

Thủ tướng May đã cảnh báo về tương lai của nước Anh trong trường hợp Quốc hội Anh bác thỏa thuận về việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, đạt được giữa Chính phủ Anh và EU cuối năm ngoái.
 Thủ tướng Theresa May thông báo cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit tại Quốc hội Anh vẫn sẽ diễn ra vào ngày 15/1 tới.
Theo Thủ tướng Anh, nếu điều này xảy ra, nước Anh sẽ trở thành lãnh thổ không có tên trong bản đồ thế giới. “Chúng ta sẽ không còn trên bản đồ thế giới nếu điều này xảy ra. Tôi nghỉ rằng bất kỳ ai cũng có thể dự đoán chính xác những gì sẽ xảy ra theo sau những quyết định tại Quốc hội”, bà May phát biểu trong một chương trình trên đài BBC hôm 6/1.
Bà May cũng khẳng định, cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit tại Quốc hội Anh vẫn sẽ diễn ra vào ngày 15/1 tới.
Trươc đó, Thủ tướng May đã quyết định không tổ chức bỏ phiếu tại Hạ viện Anh hồi tháng 12/2018 sau khi chắc chắn rằng thỏa thuận Brexit mà bà nhất trí với Brussels sẽ không được Quốc hội thông qua.
Theo kế hoạch, nước Anh sẽ rời UE vào ngày 29/3, nhưng Thủ tướng May đang phải vật lộn để thỏa thuận về việc này được quốc hội thông qua. Hiện viễn cảnh của xứ sở Sương mù trở nên bất định: chưa rõ một thỏa thuận về Brexit có được thông qua hay không, hoặc thậm chí là liệu nước Anh có rời EU hay không.
Trong bối cảnh thỏa thuận Brexit đang gặp trở ngại tại Quốc hội, số người Anh muốn nước này ở lại EU lớn hơn số muốn ra đi, theo một cuộc thăm dò được công bố hôm chủ nhật. Cử tri Anh cũng muốn được bỏ phiếu để quyết định.
Cuộc thăm dò, được tiến hành với 25.000 cử tri, do công ty YouGov thực hiện cho thấy nếu một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ngay lập tức, sẽ có 46% bỏ phiếu để được ở lại EU, 39% muốn rời đi, phần còn lại hoặc không biết, hoặc không tham gia bầu, hoặc từ chối trả lời câu hỏi.
Khi số người chưa quyết định và số người từ chối tham gia trả lời bị loại khỏi kết quả, sẽ có 54% muốn ở lại, 46% muốn ra đi.