Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm khoa học đôi khi phải chấp nhận cô đơn
Tại lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ghi nhận, khoa học công nghệ có những đóng góp quan trọng trong mỗi giai đoạn, thời kỳ lịch sử. Trong chiến tranh, các nhà khoa học đã cải tiến nhiều loại vũ khí; nghiên cứu các loại thuốc chống lại các bệnh. Các nhà khoa học tiếp tục có nhiều đóng góp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. "Chúng ta từ một đất nước từ phải lo an ninh lương thực, trở thành đất nước xuất khẩu gạo. Xuất khẩu nông sản 55 tỷ USD, xuất khẩu gạo trên 7 triệu tấn" - Thủ tướng dẫn chứng.

Thủ tướng nhấn mạnh, khoa học công nghệ là con đường ngắn nhất để đạt đến mục tiêu thịnh vượng. Thời gian qua, đội ngũ trí thức, khoa học công nghệ Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học trẻ, nhà khoa học nữ có đóng góp cho ngành khoa học công nghệ. Thị trường khoa học công nghệ đã bước đầu hình thành và đạt được những kết quả tích cực. Song song đó, khoa học xã hội và nhân văn cũng được đẩy mạnh với nhiều thành tựu. Cùng với đó là 3 trụ cột chính: xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tranh thủ sức mạnh dân tộc và thời đại.
Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cơ quan quản lý cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, tạo đột phá, "lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, tạo ra môi trường, hệ sinh thái học thuật; sử dụng, trọng dụng nhân tài; tăng cường thu hút sự tham gia của các nhà khoa học để giải quyết những nút thắt; đảm bảo môi trường tự do học thuật, tự chủ trong nghiên cứu".

Đồng thời yêu cầu các địa phương có những chính sách đãi ngộ vượt trội cho các nhà khoa học; khuyến khích dấn thân. Các doanh nghiệp coi hoạt động đổi mới sáng tạo là hoạt động quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh Các cơ quan quản lý, nghiên cứu khoa học công nghệ, truyền thông tăng cường nghiên cứu các sáng kiến hay, khích lệ, truyền cảm hứng cho các ý tưởng khoa học công nghệ.
Chia sẻ về lịch sử ra đời ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, 10 năm qua Ngày khoa học công nghệ Việt Nam trở thành ngày hội của lực lượng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cả nước.

Trong 10 năm qua, nhiều hoạt động phong phú đã khơi dậy, truyền cảm hứng và khát vọng sáng tạo trong cộng đồng; dần hình thành văn hóa đổi mới sáng tạo và nuôi dưỡng tình yêu khoa học trong giới trẻ, góp phần kiến tạo một xã hội tôn trọng khoa học và tư duy sáng tạo.
Gần đây nhất, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định, chúng ta phải “Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, ĐMST, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế…”.
Để làm được điều đó, cần có sự quyết tâm và nỗ lực lớn hơn nữa của lực lượng khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, rất cần có sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương cũng như sự chung tay của toàn xã hội để những người làm khoa học kiên trì theo đuổi giấc mơ lớn và niềm đam mê. Nhân sự kiện hôm nay, người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ cũng hứa, với vai trò quản lý Nhà nước của mình sẽ tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách tạo môi trường và điều kiện tốt hơn nữa cho hoạt động nghiên cứu khoa học; phát triển và ứng dụng công nghệ đồng bộ với hoạt động đổi mới sáng tạo.
Chiều 17/5, Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 được long trọng tổ chức tại Hà Nội. Tham dự chương trình có Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và hàng trăm nhà khoa học tham dự chương trình.

Hà Nội: Lựa chọn 70 đầu bài nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2023
Kinhtedothi - Sáng 16/2, Sở KH&CN Hà Nội tổ chức hội nghị mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN năm 2023.

Thiết kế lại cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ
Kinhtedothi - Đầu tư công và tư nhân vào hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) tại Việt Nam còn thấp so với mức trung bình toàn cầu. Để hoạt động KHCN phát triển bền vững, cần đa dạng nguồn lực đầu tư cả ngân sách Nhà nước và nguồn lực tư nhân, các cơ quan, tổ chức xã hội.

Số lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ còn ít, Bộ KH&CN nói gì?
Kinhtedothi – Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ có 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên con số đăng ký ở thời điểm này mới đạt hơn 700, cách rất xa mục tiêu đặt ra.