Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thủ tướng: Trình Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp này

Tối 10/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các hồ sơ, đề án theo chỉ đạo mới nhất của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Tô Lâm để khẩn trương trình cấp có thẩm quyền.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là hết sức cần thiết, phải quyết tâm thực hiện bằng được - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là hết sức cần thiết, phải quyết tâm thực hiện bằng được - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tham dự họp có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Nguyễn Chí Dũng; lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan liên quan; lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Kết luận của Bộ Chính trị, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, tổ chức nhiều cuộc họp với các bộ, ngành và Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để triển khai xây dựng Đề án Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam trình cấp có thẩm quyền.

Gần đây nhất, ngày 6/5/2025, Văn phòng Trung ương Đảng có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, TPHCM và Đà Nẵng thảo luận, phân tích rõ yêu cầu, cơ hội và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, TPHCM và Đà Nẵng thảo luận, phân tích rõ yêu cầu, cơ hội và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng thảo luận, phân tích rõ yêu cầu, cơ hội và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế; những vấn đề đặt ra trong xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là hết sức cần thiết, phải quyết tâm thực hiện bằng được theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và chỉ đạo của Bộ Chính trị nhằm phục vụ phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Thủ tướng nêu rõ, mục tiêu là phải làm thành công và muốn thành công phải có khác biệt, cơ chế đặc biệt để thu hút nguồn vốn phát triển đất nước nhanh, bền vững, đồng thời nhà đầu tư cũng có lợi nhuận, hai bên cùng có lợi, cùng thắng.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu xây dựng báo cáo, tờ trình mới trình Bộ Chính trị, trong đó phải tiếp thu, giải trình, cập nhật nội dung mới mà Bộ Chính trị và cơ quan liên quan có ý kiến.

Các đơn vị liên quan hoàn thiện dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội để trình ngay tại Kỳ họp thứ 9 đang diễn ra, chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, bảo đảm phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền; trong đó đề xuất giao Chính phủ quy định chi tiết những vấn đề còn biến động, các nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau.

Các báo cáo, tờ trình, dự thảo kết luận, nghị quyết phải làm rõ được lợi thế của Việt Nam; đánh giá tác động tích cực, các thách thức, rủi ro, đồng thời có giải pháp khắc phục rủi ro; đề xuất chiến lược xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với lối đi riêng, phát huy lợi thế so sánh; các lĩnh vực trọng tâm, ưu tiên; đề xuất chính sách đột phá, vượt trội theo hướng thể chế, cơ chế chính sách quản lý được, bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền song phải thông thoáng, hạ tầng hiện đại, thông suốt, nguồn nhân lực thông minh.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đề án phải xác định rõ chiến lược thu hút vốn từ nước ngoài, bao gồm cả các lĩnh vực truyền thống và các lĩnh vực mới, cả trực tiếp và gián tiếp, cả khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân, cả môi trường thực và môi trường ảo.

Thủ tướng nêu rõ, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế để thu hút nguồn lực, phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; phục vụ thực hiện 3 đột phá chiến lược; phát triển xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; phục vụ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Do đó, phải có hệ thống các chính sách đột phá, vượt trội, thu hút, thuyết phục được các nhà đầu tư tại Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Hoa Kỳ, châu Âu… tham gia Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đề án cần xác định nguồn vốn đầu tư cho Trung tâm tài chính; dự kiến địa điểm, khu vực để phát triển hạ tầng trung tâm; dự kiến nhân sự, bộ máy quản lý, vận hành trung tâm…

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát công việc, hoàn thành báo cáo, tờ trình, dự thảo Kết luận, Nghị quyết, chương trình hành động của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hương vị từ đỉnh núi Tây Bắc

Hương vị từ đỉnh núi Tây Bắc

08 Jul, 04:30 PM

Kinhtedothi - Sơn La có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cà phê Arabica với diện tích trồng lớn và sản lượng cao. Cà phê Arabica Sơn La được biết đến với hương vị đặc trưng, mang đến trải nghiệm cà phê độc đáo.

Hưng Yên: nhãn được mùa, năng suất dự báo tăng 

Hưng Yên: nhãn được mùa, năng suất dự báo tăng 

08 Jul, 04:11 PM

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trưởng Hưng Yên), vụ nhãn năm 2025 trên địa bàn tỉnh đang có nhiều tín hiệu tích cực. Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi và việc người dân áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, cây nhãn tại các vùng trọng điểm phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả cao, dự kiến năng suất toàn tỉnh tăng khoảng 15% so với năm 2024.

Lộ trình chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập

Lộ trình chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập

08 Jul, 02:08 PM

Kinhtedothi - Tọa đàm “Đánh giá tiềm năng, lợi thế, gợi mở những giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên” đã vạch ra lộ trình chiến lược phát triển du lịch sau sáp nhập tỉnh, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Lâm Đồng bảo đảm tín dụng chính sách thông suốt sau sáp nhập

Lâm Đồng bảo đảm tín dụng chính sách thông suốt sau sáp nhập

08 Jul, 01:10 PM

Kinhtedothi – Ngày 8/7, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Đắk Nông, trực thuộc NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, đã tổ chức phiên giao dịch chính sách đầu tiên sau khi chính quyền địa phương hai cấp chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ