Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thừa phát lại, giải pháp hỗ trợ cho THA dân sự

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 20/11, Sở Tư pháp Hà Nội đã phối hợp cùng báo Pháp luật & Xã hội tổ chức buổi giao lưu trực tuyến về chế định Thừa pháp lại.

Thừa phát lại, giải pháp hỗ trợ cho THA dân sự - Ảnh 1
Phó Tổng biên tập Nguyễn Thái Bình (giữa) tặng hoa cho các khách mời tham gia giao lưu trực tuyến.
Tham dự buổi giao lưu trực tuyến có ông Lê xuân Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1, Tổng Cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp, ông Lã Hoàng Hưng- Trưởng phòng Bổ trợ Tư pháp - Sở Tư pháp Hà Nội, ông Nguyễn Văn Lạng-Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình (Hà Nội), ông Nguyễn Toàn Thắng- Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Buổi giao lưu đã giải đáp các thắc mắc của người dân về Chế định Thừa phát lại và các việc Thừa phát lại có thể làm. Từ năm 2010, chế định này được nghiên cứu, thực hiện thí điểm tại TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, chế định thừa phát lại đang được triển khai thí điểm tại 12 địa phương trong cả nước.
Thừa phát lại, giải pháp hỗ trợ cho THA dân sự - Ảnh 2

Riêng tại Hà Nội, từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 8 văn phòng thừa phát lại được thành lập. Chế định Thừa phát lại được xem như một giải pháp hỗ trợ cho công tác thi hành án (THA) dân sự ở nước ta hiện nay. Thừa phát lại được thực hiện 4 nhiệm vụ chính: Tống đạt văn bản giấy tờ của Tòa án và cơ quan THA dân sự; lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức THA.