Tăng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành Cùng với những công việc, kế hoạch đã được triển khai từ đầu năm để tăng cường ứng dụng CNTT trong điều hành, TP đã thực hiện CSDL hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến trên địa bàn nhằm bảo đảm trước ngày 1/1/2025 sẽ hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử từ sổ giấy, chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu từ các phần mềm hộ tịch, dịch vụ công trực tuyến (DVCTT)...
Cuối tháng 5/2021, UBND TP ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan Nhà nước, phát triển chính quyền số, bảo đảm an toàn thông tin mạng TP năm 2021 với các nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện cơ chế chính sách; phát triển hạ tầng kỹ thuật, hệ thống nền tảng, dữ liệu, ứng dụng dịch vụ phục vụ người dân, DN và điều hành nội bộ, đảm bảo an toàn thông tin… Tất cả nhằm đáp ứng phát triển chính quyền điện tử hướng tới hình thành chính quyền số TP tương tác, minh bạch, hoạt động hiệu quả, cung cấp các dịch vụ số mới dựa trên nhu cầu người dân, DN.
Một hoạt động nổi bật khác thể hiện quyết tâm hướng tới chính quyền số là trong năm nay, TP tiếp tục tăng cường triển khai họp trực tuyến từ TP đến các điểm cầu trực tuyến của 579 xã, phường, thị trấn; đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng, triển khai lắp đặt các thiết bị màn hình cảm ứng, CNTT, camera giám sát để tuyên truyền, hỗ trợ người dân sử dụng DVCTT, phòng chống dịch Covid-19 tại chung cư, nhà văn hóa thôn/tổ dân phố tại các quận, huyện: Long Biên, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoài Đức, Đông Anh... Cùng với đó, TP cũng đã ban hành kế hoạch, văn bản khuyến khích, định hướng người dân, tổ chức, DN đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; phát triển thương mại điện tử, hóa đơn, biên lai điện tử; chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT, mở rộng đối tượng khai báo y tế điện tử phục vụ phòng chống dịch Covid-19...Giải quyết thủ tục thuận lợi nhờ dịch vụ công trực tuyếnSố liệu thống kê sơ bộ cho thấy, TP hiện đang cung cấp cho người dân, tổ chức, DN tổng cộng 1.685 TTHC, trong đó, DVCTT mức 3 có 1.217 TTHC, DVCTT mức 4 có 468 TTHC. Việc giải quyết hồ sơ hành chính, DVCTT các cấp thực hiện tập trung tại hệ thống một cửa điện tử TP dùng chung 3 cấp và các hệ thống thông tin chuyên ngành dùng chung (giáo dục, y tế). TP đã triển khai tích hợp 444 DVCTT của TP lên Cổng DVC Quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ, đạt 31,02% - vượt chỉ tiêu được Chính phủ giao.
TP đang rà soát, đề xuất triển khai tích hợp tiếp các TTHC đảm bảo yêu cầu lên Cổng DVC Quốc gia theo đúng kế hoạch chung. Giữa tháng 5 vừa qua, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội cũng đã được TP phê duyệt đề cương đề án “Nghiên cứu, đánh giá, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả DVCTT trên địa bàn Hà Nội” và đề cương nhiệm vụ “Nghiên cứu, xây dựng hệ thống tiêu chí phục vụ công tác khảo sát trực tuyến, thu thập thông tin, ý kiến của người dân về chất lượng cung ứng DVC”. Từ các xã, phường tới quận, huyện, gia tăng tỷ lệ người dân sử dụng DVCTT cũng đang được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm góp phần tăng điểm xếp hạng CCHC. Công chức Phòng Nội vụ huyện Thanh Trì Lê Thị Hồng Đào chia sẻ: Thực tế, tỷ lệ DVC tại Thanh Trì được thực hiện mức 3, 4 còn thấp là hạn chế lớn khiến Chỉ số CCHC của địa phương bị trừ điểm, dù đã đạt hơn 20% nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của TP. Chúng tôi đã đề ra giải pháp khắc phục cụ thể, trong đó trước mắt sẽ tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân và nâng cao nghiệp vụ cho công chức để trợ giúp họ nhiều hơn trong sử dụng DVCTT mức 3, 4". Ngay tại địa bàn nông thôn khá xa trung tâm TP với điều kiện cơ sở vật chất hạn chế là huyện Mỹ Đức, chính quyền cũng ngày càng quan tâm tới việc nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng DVCTT. Bà Nguyễn Thị Truyền, công chức Tư pháp UBND xã Phúc Lâm cho hay, xác định người dân ít khi sử dụng máy tính, thiết bị thông minh, công chức trực tại BPMC xã đã chủ động tuyên truyền, trực tiếp hỗ trợ hướng dẫn họ sử dụng DVCTT mức 3, 4, từ đó góp phần đáng kể giải quyết công việc cho công dân một cách thuận tiện.