Phân biệt để nâng tầm
Đại diện cho các DN có sản phẩm đạt THQG 2020, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn SUNHOUSE Nguyễn Xuân Phú nêu quan điểm, hiện đang nhầm lẫn giữa "Thương hiệu Việt" và "Made in Vietnam". Thương hiệu Việt do người Việt sở hữu thương hiệu đó (có thể sản xuất ở nước khác) và "Made in Vietnam" là quy định pháp luật cấp CO theo 3 tiêu chí: Xuất xứ thuần túy; tỷ lệ nội địa vùng và chuyển đổi mã HS code. Về bản chất, các DN đều vận hành theo một chuỗi giá trị, từ nguyên vật liệu đầu vào, quá trình nghiên cứu phát triển, gia công sản xuất, quảng cáo marketing, phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng...
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trao cúp sản phẩm đạt thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2020. Ảnh: Thanh Hải |
Thông thường việc phát triển thương hiệu chiếm khoảng 30% trong tổng chuỗi giá trị của DN. Vậy quốc gia nào sở hữu nhiều thương hiệu lớn sẽ là một quốc gia thịnh vượng. Từ đó, DN cần hiểu chính xác về THQG Việt Nam để ủng hộ đúng đắn nhằm kích thích tăng trưởng của đất nước. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển và bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, DN, địa phương và quốc gia.“Mỗi DN có chiến lược riêng để xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Không chỉ khẳng định vị thế trong nước, khi vươn ra thế giới thương hiệu được chấp nhận và không chỉ là niềm tự hào của DN mà còn góp phần xây dựng hình ảnh đất nước, con người của Việt Nam” – ông Nguyễn Xuân Phú nhấn mạnh. Đồng thời cho rằng, cần thiết phải tiếp tục cải thiện về cơ chế, chính sách, TTHC... để các DN mở rộng sản xuất, kinh doanh, mang lại những sản phẩm hữu ích cho xã hội. Chính phủ luôn đồng hànhCục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú khẳng định, trong quá trình hội nhập, từ rất sớm, Chính phủ đã quan tâm đến vai trò của thương hiệu. Điều này thể hiện rõ ở quyết tâm điều hành hiệu quả các giải pháp hỗ trợ DN xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa Chính phủ và DN, đồng hành cùng DN. Điều rất đáng mừng là trước đây chúng ta không hề có DN, sản phẩm nào lọt vào danh sách 500 thương hiệu của thế giới, nhưng hiện nay chúng ta đã có khá nhiều sản phẩm, thương hiệu mang tầm quốc gia và khu vực.Có thể nói, việc tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới, là một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam duy trì động lực phát triển nền kinh tế trong bối cảnh suy giảm chung của khu vực và toàn cầu. Song song với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là điểm nhấn quan trọng của nền kinh tế Việt Nam trong tình hình mới, là tâm điểm kinh tế, tạo khởi sắc ấn tượng trong quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các quốc gia khác.Để tận dụng tốt những cơ hội đang mở ra trong thời kỳ mới, trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các quốc gia, DN ngày càng gay gắt, chúng ta cần nhìn nhận rõ những hạn chế về phát triển THQG, thương hiệu DN, thương hiệu sản phẩm. Ngoài cơ chế tốt, bản thân DN phải nỗ lực, quyết tâm, có khát vọng, đam mê, sáng tạo để nhanh chóng xây dựng và phát triển mạnh mẽ THQG Việt Nam. Nếu vận dụng hiệu quả, THQG sẽ tạo ra cơ hội để vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Theo Tổ chức Brand Finance, THQG Việt Nam được định giá tăng 29% từ 247 tỷ USD năm 2019 lên 319 tỷ năm 2020, đồng thời tăng thêm 9 hạng từ hạng 42 lên hạng 33 thế giới và Việt Nam được đánh giá là trường hợp thăng hạng nhanh trên thế giới. Cùng với sự phát triển của THQG Việt Nam, giá trị thương hiệu của các DN Việt Nam cũng gia tăng mạnh mẽ, theo xếp hạng của Forbes Việt Nam, tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu cả nước đạt gần 10 tỷ USD. |