Nhận định này được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo “Dịch vụ thanh toán điện tử với phát triển TMĐT: Xu thế và đổi mới” tổ chức ngày 11/5 dựa trên Báo cáo TMĐT mới nhất của Bộ Công Thương.
Ảnh minh họa
|
Theo báo cáo này, giá trị thanh toán của một người mua hàng trực tuyến trong năm ước đạt 160USD, doanh số TMĐT B2C đạt khoảng 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2014, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Tốc độ truy cập internet của người Việt Nam còn ở mức thấp so với thế giới, song tỷ lệ thuê bao di động và tài khoản mạng xã hội trên số dân lại ở mức lý tưởng cho TMĐT. Tổng hợp từ các báo cáo phân tích người tiêu dùng Việt Nam của Google và We are Social cho thấy, cả nước hiện có gần 40 triệu thuê bao internet hoạt động, tổng số tài khoản mạng xã hội là 28 triệu, tổng số thuê bao di động là trên 128 triệu, tổng số tài khoản mạng xã hội trên mobile là 24 triệu. Trong số các thuê bao di động, cứ 10 người thì có 8 người Việt Nam vẫn online hay xem tivi và 90% thiết bị để online lúc này là qua điện thoại thông minh, trung bình có 1,4 thiết bị di động kết nối internet trên mỗi người dân. Về hạ tầng thanh toán, hiện có 38 ngân hàng thương mại (NHTM) tham gia phối hợp và 6 tổ chức không phải ngân hàng đã được phép thực hiện dịch vụ ví điện tử. Hệ thống chuyển mạch thẻ đã cho phép chủ thẻ của một ngân hàng có thể rút tiền hoặc thanh toán tại hầu hết ATM/POS của các ngân hàng khác. Tổng lượng thẻ thanh toán đang lưu hành đạt xấp xỉ 69 triệu thẻ, trong đó thẻ quốc tế là 6,25 triệu thẻ. Nhiều tính năng khác được tích hợp vào thẻ ngân hàng như: Thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông… hoặc thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ trực tuyến. Đã có 67 NHTM triển khai dịch vụ thanh toán qua internet (internet banking) và 37 NHTM cung ứng các dịch vụ thanh toán qua di động (mobile banking). Các hệ thống thanh toán thẻ quốc tế như Visa, MasterCard đã sẵn sàng cho các giao dịch thanh toán quốc tế. Về hạ tầng pháp lý, theo đánh giá của PGS.TS Đinh Văn Thành, Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), khung khổ pháp lý liên quan tới TMĐT đã cơ bản được hoàn thiện theo hướng quy định rõ nghĩa vụ của các DN, đồng thời tăng cường vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước từ T.Ư tới địa phương. Riêng năm 2013 đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan TMĐT được ban hành áp dụng. Hai văn bản cốt lõi của hệ thống pháp luật TMĐT là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về của Chính phủ về TMĐT và Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Như vậy, đến nay khung khổ pháp lý về TMĐT đã được hoàn thiện từ quy định về nội dung đến chế tài xử lý vi phạm hành chính. Đây là những nền tảng vững chắc cho sự phát triển TMĐT, tuy nhiên để TMĐT phát triển một cách bài bản thì khuyến nghị đưa ra với các nhà quản lý và DN là phải tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển từng loại hình giao dịch TMĐT của các nước. Không có điển hình nào để áp dụng nguyên mẫu tại Việt Nam, do đó phát triển loại hình TMĐT nào ưu tiên cần phải xem xét dưới quan điểm ở cả phía nhà nước, ngành, DN và người tiêu dùng. Nếu như Alibaba phát triển dựa trên mô hình B2B thì cơ sở của nó phải là một quốc gia có nền sản xuất phát triển, tạo ra nhiều của cải vật chất có tính cạnh tranh trên thế giới và để kết nối giữa quốc gia đó với thế giới. Đồng thời Alibaba phải dựa trên sự ủng hộ của Chính phủ Trung Quốc khi hạn chế Google tại quốc gia này. Còn như eBay dựa trên nền tảng C2C - đấu giá giữa những người mua với nhau, thì cơ sở của mô hình này là các điều kiện, quy định về tiêu chuẩn hàng hóa và chế tài xử phạt đối với các vi phạm. Ngoài ra, cần xem xét cụ thể các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong thương mại để có chính sách và giải pháp phù hợp; chú trọng khai thác tối đa các lợi ích của TMĐT để tối thiểu hóa chi phí; quan tâm tới thói quen và tập quán của người tiêu dùng Việt Nam trong phát triển TMĐT…
Tốc độ truy cập internet của người Việt Nam còn ở mức thấp so với thế giới, song tỷ lệ thuê bao di động và tài khoản mạng xã hội trên số dân lại ở mức lý tưởng cho TMĐT. Tổng hợp từ các báo cáo phân tích người tiêu dùng Việt Nam của Google và We are Social cho thấy, cả nước hiện có gần 40 triệu thuê bao internet hoạt động, tổng số tài khoản mạng xã hội là 28 triệu, tổng số thuê bao di động là trên 128 triệu, tổng số tài khoản mạng xã hội trên mobile là 24 triệu. Trong số các thuê bao di động, cứ 10 người thì có 8 người Việt Nam vẫn online hay xem tivi và 90% thiết bị để online lúc này là qua điện thoại thông minh, trung bình có 1,4 thiết bị di động kết nối internet trên mỗi người dân. Về hạ tầng thanh toán, hiện có 38 ngân hàng thương mại (NHTM) tham gia phối hợp và 6 tổ chức không phải ngân hàng đã được phép thực hiện dịch vụ ví điện tử. Hệ thống chuyển mạch thẻ đã cho phép chủ thẻ của một ngân hàng có thể rút tiền hoặc thanh toán tại hầu hết ATM/POS của các ngân hàng khác. Tổng lượng thẻ thanh toán đang lưu hành đạt xấp xỉ 69 triệu thẻ, trong đó thẻ quốc tế là 6,25 triệu thẻ. Nhiều tính năng khác được tích hợp vào thẻ ngân hàng như: Thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông… hoặc thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ trực tuyến. Đã có 67 NHTM triển khai dịch vụ thanh toán qua internet (internet banking) và 37 NHTM cung ứng các dịch vụ thanh toán qua di động (mobile banking). Các hệ thống thanh toán thẻ quốc tế như Visa, MasterCard đã sẵn sàng cho các giao dịch thanh toán quốc tế. Về hạ tầng pháp lý, theo đánh giá của PGS.TS Đinh Văn Thành, Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), khung khổ pháp lý liên quan tới TMĐT đã cơ bản được hoàn thiện theo hướng quy định rõ nghĩa vụ của các DN, đồng thời tăng cường vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước từ T.Ư tới địa phương. Riêng năm 2013 đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan TMĐT được ban hành áp dụng. Hai văn bản cốt lõi của hệ thống pháp luật TMĐT là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về của Chính phủ về TMĐT và Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Như vậy, đến nay khung khổ pháp lý về TMĐT đã được hoàn thiện từ quy định về nội dung đến chế tài xử lý vi phạm hành chính. Đây là những nền tảng vững chắc cho sự phát triển TMĐT, tuy nhiên để TMĐT phát triển một cách bài bản thì khuyến nghị đưa ra với các nhà quản lý và DN là phải tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển từng loại hình giao dịch TMĐT của các nước. Không có điển hình nào để áp dụng nguyên mẫu tại Việt Nam, do đó phát triển loại hình TMĐT nào ưu tiên cần phải xem xét dưới quan điểm ở cả phía nhà nước, ngành, DN và người tiêu dùng. Nếu như Alibaba phát triển dựa trên mô hình B2B thì cơ sở của nó phải là một quốc gia có nền sản xuất phát triển, tạo ra nhiều của cải vật chất có tính cạnh tranh trên thế giới và để kết nối giữa quốc gia đó với thế giới. Đồng thời Alibaba phải dựa trên sự ủng hộ của Chính phủ Trung Quốc khi hạn chế Google tại quốc gia này. Còn như eBay dựa trên nền tảng C2C - đấu giá giữa những người mua với nhau, thì cơ sở của mô hình này là các điều kiện, quy định về tiêu chuẩn hàng hóa và chế tài xử phạt đối với các vi phạm. Ngoài ra, cần xem xét cụ thể các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong thương mại để có chính sách và giải pháp phù hợp; chú trọng khai thác tối đa các lợi ích của TMĐT để tối thiểu hóa chi phí; quan tâm tới thói quen và tập quán của người tiêu dùng Việt Nam trong phát triển TMĐT…